Thịt cấp đông – không phải cứ quê là sạch
Nhiều người dùng thịt cấp đông vì lo ngại tình trạng thịt gia súc, gia cầm bán ngoài chợ bẩn nên về quê mua nhiều gà vịt làm thịt, thậm chí ngả cả con lợn chia nhau rồi cất giữ trong tủ lạnh ăn dần.
Chị Nguyễn Mai (Quận 3, TP.HCM) chia sẻ, do ít thời gian nên một tuần đi chợ một lần, mỗi lần mua nhiều thực phẩm tươi sống bỏ vào ngăn mát và ngăn đá bảo quản ăn dần.
Chị nghĩ rằng, thịt cấp đông được bảo quản thịt ở nhiệt độ thấp sẽ tươi lâu, không hỏng. Giờ chị đâm lo vì nghe nói thịt cấp đông để lâu thì thịt sạch sẽ dần thành bẩn, không an toàn 100% như mọi người tưởng.
Thịt cấp đông không nên để quá lâu. Ảnh minh họa |
Chị Đỗ Loan (Hoàng Mai, Hà Nội) thậm chí còn thường nhờ anh trai ở quê mua sẵn con lợn ngon, nuôi cám bã sạch để thỉnh thoảng mấy chị em kéo nhau về quê “ngả” lợn, rồi chia mảnh mỗi người chục cân đem về bỏ vào tủ lạnh làm thịt cấp đông. Nhưng chị cũng không biết việc trữ thịt sạch như thế trong bao lâu sẽ thành thịt bẩn?
Theo bác sĩ Lâm Phúc (Học viện quân y) kể lại chuyện điều trị cho bé 18 tháng tuổi ở Hà Đông (Hà Nội), nhập viện trong tình trạng một đêm nôn 6 lần, tiêu chảy và sốt nhẹ.
Bác sĩ chẩn đoán là nhiễm khuẩn tiêu hóa, chỉ định uống kháng sinh tiêu hóa, có chế độ ăn uống riêng. Nhưng hôm sau bé lại nhập viện tình trạng như hôm trước. Bé được chỉ định uống thuốc và điều trị tiếp, nhưng tình trạng vẫn thế.
Xét nghiệm phân bé, thấy vi khuẩn có hại khá nhiều, buổi trưa và chiều cơ cấu vi khuẩn khác nhau – nghĩa là bữa sáng và bữa trưa của bé có vấn đề. Bác sĩ hỏi kỹ cách mẹ bé cho ăn uống, mới phát hiện ra mẹ bé sợ thịt bò chợ có hóa chất, nên mỗi lần về quê lại mua 5-7 kg ra bỏ thịt cấp đông trong tủ lạnh để cả nhà ăn dần, và xay nhuyễn quấy bột cho con.
Vì vậy thịt cấp đông nấu bột cho bé đã để tủ lạnh từ 5-10 ngày. Bác sĩ chỉ định bé dừng ăn loại thịt bò đó, và hôm sau bé đã dừng tiêu chảy. Các ca tiêu chảy khác chỉ điều trị 4-5 ngày là khỏi, nhưng bé đã phải điều trị 8 ngày.
Thịt cấp đông khi chế biến cần rã đông đúng cách để ít bị mất dinh dưỡng. Ảnh minh họa |
Để lạnh lâu thịt cấp đông sạch hóa thịt bẩn
Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ hệ tiêu hóa yếu và nhạy cảm, chỉ cần mất cân bằng hệ vi khuẩn ruột – như hại khuẩn nhiều hơn lợi khuẩn trong ruột là trẻ đã bị tiêu chảy, chưa kể nhiễm vi khuẩn tiêu hóa nặng.
Việc các bà mẹ cẩn thận chọn thực phẩm sạch, không hóa chất bảo quản độc hại là đúng. Nhưng mua gia súc, gia cầm giết mổ ở quê mang ra thành phố, quá trình vận chuyển chứa trong thùng đá, rồi trữ quá lâu trong tủ lạnh sẽ không đảm bảo an toàn thực phẩm, bởi trong thịt có một số enzyme tự chuyển hóa, phân huỷ, chưa kể một số vi khuẩn nhiễm vào thịt khi giết mổ, vận chuyển. Nhiều mẹ còn rã đông không đúng cách.
Do đó không nên mua quá nhiều thịt tươi sống để trữ đông, vì thịt chỉ ăn ngon nhất trong 2 giờ sau khi mổ. Trữ đông ở nhiệt độ thấp vi khuẩn không hoạt động nhưng vẫn sống, khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ chuyển hoá từ từ.
Theo bác sĩ Lâm Phúc, chọn thực phẩm cho trẻ nên mua thực phẩm tươi hàng ngày. Các mẹ nên biết rằng thịt chỉ ăn ngon nhất trong 2 giờ sau khi mổ. Chế biến bữa nào ăn hết bữa ấy. Không nên để thực phẩm trong ngăn đá quá 3 ngày, bởi để lâu thịt sạch sẽ không còn sạch nữa.
Thịt cấp đông đúng cách thế nào?
Theo tư vấn của bác sĩ Nguyễn Xuân Mai (Viện Vệ sinh y tế công cộng), quy tắc thịt cấp đông là: Gia súc, gia cầm phải mổ treo, rửa nước sạch, cho vào phòng lạnh vừa trong 2 giờ, sau đó cấp đông. Thịt trước khi cấp đông cần phải ráo nước.
Các chuyên gia khuyên rằng, với hộ gia đình thì nên để thịt bò, lợn, gia cầm tươi sống ráo nước, rồi cho vào hộp, túi ni lông kín hơi rồi cất trữ trong ngăn đá tủ lạnh thì có thể giữ được lâu để giảm bị nhiễm khuẩn.
– Nên bọc thịt thật nhiều lớp để tránh bị đông cứng quá mức, dẫn đến mất nước, thay đổi màu sắc, mùi vị. Để ráo nước và quá trình bọc nên buộc thịt thật chặt để nước và không khí ít lọt vào thì thịt sẽ không bị nhiều lớp đá bám vào bề mặt.
– Thịt mua từ siêu thị về đã được cấp đông, nếu chưa chế biến hãy cho nguyên bọc, hoặc hộp vào tủ lạnh đông đá tiếp sẽ giữ được khoảng 7 ngày. Không nên trữ quá lâu vì độ tươi ngon của thịt sẽ bị giảm đáng kể.
Theo Uyển Hương/Báo Gia đình & Xã hội
Nguồn: zing
Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…
Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…
Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…
Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…
Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…
Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…