Categories: Tin tức y học

Dùng ibuprofen giảm đau, chống viêm

Là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp

Là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, hạ sốt ở trẻ em (dùng dạng thuốc lỏng cho trẻ nhỏ).

Thuốc chỉ sử dụng chống đau và viêm mức độ từ nhẹ đến vừa. Trên thị trường hiện nay thuốc có nhiều dạng bào chế, thuận tiện cho việc sử dụng như viên nén, viên nang (để uống), kem dùng ngoài (dùng tại chỗ, bôi ngoài da), đạn đặt trực tràng (phù hợp với người bệnh không uống được, ví dụ người lớn bị suy hô hấp và cũng tác dụng như uống) và nhũ tương (uống)…

Khi dùng thuốc này cần lưu ý, rất nhiều tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra. Thường gặp là các biểu hiện mỏi mệt, sốt (do thuốc), chướng bụng, buồn nôn, nôn; nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn; mẩn ngứa, ngoại ban. Các phản ứng dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh bị hen), viêm mũi, nổi mày đay; đau bụng, chảy máu dạ dày – ruột, làm loét dạ dày tiến triển; lơ mơ, mất ngủ, ù tai; rối loạn thị giác; thính lực giảm… ít gặp hơn song cũng nặng hơn. Trường hợp người bệnh thấy nhìn mờ, giảm thị lực, hoặc rối loạn nhận cảm màu sắc thì phải ngừng dùng ibuprofen. Nếu có rối loạn nhẹ về tiêu hóa có thể khắc phục bằng cách uống thuốc lúc ăn hay uống với sữa.

Các trường hợp không được dùng ibuprofen bao gồm: mẫn cảm với thuốc hoặc từng bị dị ứng với thuốc này trước đó, loét dạ dày tá tràng tiến triển, người bệnh bị hen hoặc bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận, 3 tháng cuối của thai kỳ. Thời kỳ mang thai, các thuốc chống viêm nói chung và ibuprofen nói riêng có thể ức chế co bóp tử cung và làm chậm đẻ hoặc có thể gây tăng áp lực phổi nặng và suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh do đóng sớm ống động mạch trong tử cung. Sau khi uống các thuốc chống viêm không steroid cũng có nguy cơ ít nước ối và vô niệu ở trẻ sơ sinh. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, phải hết sức hạn chế sử dụng đối với bất cứ thuốc chống viêm nào. Các thuốc này cũng có chống chỉ định tuyệt đối trong vài ngày trước khi sinh.

Cần thận trọng dùng thuốc đối với người cao tuổi. Ibuprofen có thể làm tăng tác dụng phụ của các kháng sinh nhóm quinolon lên hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến co giật (không dùng ibuprofen đồng thời với các thuốc kháng sinh này) và tăng nguy cơ chảy máu, gây loét khi dùng ibuprofen với các thuốc giảm đau chống viêm không steroid khác (nên tránh dùng ibuprofen kết hợp với các thuốc chống viêm không steroid khác).

Dược sĩ Hoàng Thu

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

10 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

10 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago