Categories: Tin tức

Dòng sông trong truyền thuyết luộc chín được trứng là có thật!

Andrés Ruzo kể rằng anh từng chứng kiến không ít sinh vật vô tình rơi xuống dòng nước và bị luộc chín.

Trong nhiều kế kỷ, người dân địa phương tại Peru kể cho nhau nghe truyền thuyết về một dòng sông mà nước của nó nóng đến mức đủ sức giết người. Những câu chuyện này bắt nguồn từ khi những người khai phá thuộc địa Tây Ban Nha đặt chân đến vùng đất này để tìm kiếm vàng, rất ít người đã có thể quay về và kể lại sự khủng khiếp của khu rừng nhiệt đới với rắn độc, nước không thể uống được và một con sông sôi sùng sục như nồi súp vào dịp lễ Giáng Sinh.

Câu chuyện này đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhà địa chất học Andrés Ruzo từ khi anh còn là một đứa trẻ. Thậm chí đến khi anh nhận được tấm bằng tiến sỹ, Andrés Ruzo bắt đầu mò mẫm lại ký ức về những gì được kể về dòng sông truyền thuyết này. Thực tế, anh chỉ nhận được những cái lắc đầu từ những chuyên gia lớn tuổi khi được hỏi về dòng sông nóng bỏng kia. Họ cho rằng chỉ có những dòng nước quanh khu vực núi lửa mới có thể đạt tới trạng thái như vậy nhưng ở khu dựa theo câu chuyện thì đào đâu ra núi lửa.

Điều kỳ lạ đã xảy ra khi Andrés Ruzo trở về nhà vào 1 kỳ nghỉ và hỏi người thân trong gia đình về câu chuyện này, cả mẹ và dì của anh đều nói câu chuyện đó là không có thật. Thậm chí, họ từng không ít lần bơi qua dòng sông được mô tả trong truyền thuyết. Năm 2011, Andrés Ruzo quyết định tiến vào rừng Amazon để khám phá về câu chuyện kỳ lạ này và anh đã tìm thấy dòng sông trong truyền thuyết từ nhỏ của mình.

Dòng sông sôi sục.

Sau khi kiểm tra nhiệt độ, Andrés Ruzo phải thừa nhận rằng nó không giống như trong truyền thuyết khi nhiệt kế chỉ 86 độ C – gần chạm tới mức nhiệt dung sôi của nước. Điều khiến anh thích thú không phải nhiệt độ mà là kích thước của nó, Andrés Ruzo cho biết suốt nước nóng hay hồ nước nóng có nhiệt độ tương tự không phải là hiếm gặp nhưng chúng đều là dạng nhỏ. Dòng sông này rộng 25m, sâu 6 và dài tới 6,24 km. Thậm chí, núi lửa gần nhất – một trong những lý do tạo ra suốt nước nóng – cũng cách vị trí của Andrés Ruzo hơn 700km nên mức nhiệt của nước ở kích thước dòng chảy lớn như vậy là thực sự khó hiểu.

Sau khi được sự cho phép của các thầy tu trong khu vực, Andrés Ruzo tiến hành nghiên cứu dòng sông bí ẩn này cùng hệ sinh thái xung quanh nó, chương trình nghiên cứu này được tài trợ bởi tổ chức Young Explorers của kênh truyền hình khoa học National Geographic . Thực tế, Andrés Ruzo không phải người đầu tiên khám phá bí ẩn của dòng sông Shanay-timpishka, tên do người địa phương đặt và có nghĩa là “đun nóng bởi Mặt Trời” theo cổ ngữ Peru. Mặc dù vậy, chính anh lại là người đầu tiên hé lộ được bí mật của con sông này.

Hóa ra, nhiệt độ của dòng sông không phải do Mặt Trời theo tên của nó mà đến từ các mạch suối nước nóng ngầm bị đứt gãy bất thường trên bề mặt Trái Đất. Tưởng tượng Trái Đất như 1 cơ thể con người thì những dòng nước ngầm sẽ bị đun sôi do tác dụng của hiệu ứng địa nhiệt, khi có một nứt gãy trên bề mặt xảy ra thì dòng nước này sẽ tạo thành con sống như chúng ta vẫn biết. Mặc dù vậy, nước sẽ không chảy ra một cách bình thường như chúng ta vẫn nghĩ vì nước nóng phun trào khỏi mặt đất sẽ không khác gì núi lửa, lượng nước này sẽ di chuyển qua khu vực khác theo dạng mưa và tạo thành dòng chảy, quá trình này mất rất nhiều thời gian. Sau 5 năm nghiên cứu hóa tính của nước, Andrés Ruzo đã kết luận nguồn gốc của dòng sông này đến từ dãy núi Andes.

Bên cạnh đó, Andrés Ruzo cũng hợp tác với 2 nhà sinh học khác là Spencer Wells và Jonathan Eisen để nghiên cứu hệ sinh thái tại đây. Họ đã phát hiện ra nhiều chủng sinh vât đã tiến hóa 1 chút để thích nghi với dòng nước nóng này vì thực sự nó có thể không đúng với truyền thuyết nhưng nó đủ sức giết người. Andrés Ruzo kể rằng anh từng chứng kiến không ít sinh vật vô tình rơi xuống dòng nước và bị luộc chín. Vậy tại sao mẹ và dì của anh lại có thể bơi được tại đó? Andrés Ruzo cho rằng rất có thể họ đã qua sông vào thời điểm sau một cơn mưa lớn và nó đã hạ bớt nhiệt xuống.

Hiện tại, Andrés Ruzo vẫn tiếp tục nghiên cứu tại đây nhưng từ chối công bố kết quả báo cáo của mình cho đến khi chính phủ Peru có chính sách bảo tồn tự nhiên thích hợp với dòng sông này vì theo anh đây thực sự là một kỳ quan độc đáo của thế giới. Ngoài ra, anh cũng đã phát hành một cuốn sách về chuyến đi này mang tên The Boiling River – Dòng sông sôi sục để thu hút thêm sự giúp đỡ của thế giới trong việc nghiên cứu cũng như tìm cách bảo vệ kỳ quan này.

Tham khảo ScienceAlert

Nguồn: GenK

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago