Categories: Nuôi dạy trẻ

Đôi tay không lành lặn đỡ con vào trường thi

Ông Thường luôn nói chuyện vui vẻ, thân mật với các phụ huynh cùng chờ con đi thi

GD&TĐ – Đã hơn 50 tuổi, lại là một thương binh hạng ¾ bị mất ½ cánh tay bên trái – ông Phạm Mạnh Thường vẫn quyết tâm đưa con trai đi thi đại học.

Các phụ huynh bên ngoài trường thi đều tấm tắc khen ngợi hai bố con ông Thường tình cảm, dễ gần, thân mật. Cháu Ninh ngoan ngoãn. Lúc nào cũng thấy hai bố con tươi cười và không hề có áp lực thi cử.

Ông Thường tâm sự: “Nhà không phải không có người, nhưng tôi vẫn muốn trực tiếp đưa con đi thi để động viên cháu. Hai bố con đàn ông với nhau dễ nói chuyện hơn.

Hơn nữa tôi muốn con hiểu rằng, dù thế nào bố vẫn mãi là hậu phương, là chỗ dựa tinh thần vững chắc để con yên tâm tự tin bước vào kỳ thi quan trọng này”.

Qua tìm hiểu được biết, ông Phạm Mạnh Thường đến từ Thành phố Thái Bình. Ông bị thương khi tham gia chiến dịch biên giới Tây Nam. Vết thương quá nặng khiến ông phải cắt bỏ ½ cánh tay trái của mình.

Sau khi xuất ngũ, ông được tuyển dụng vào làm viên chức Nhà nước. Kinh tế tuy không thuộc diện khó khăn nhưng cũng không dư giả.

“Dù thế nào đi chăng nữa, chúng tôi cũng quyết tâm cho cháu ăn học tới nơi, tới chốn. Khó khăn, vất vả không thể là rào cản con đường học tập của con cái” – Ông Thường trải lòng.

Ông Thường tự hào kể: Con trai ông là Phạm Mạnh Ninh, sinh năm 1996 – học sinh Trường THPT chuyên Thái Bình. Năm nay Ninh thi khối A vào Trường đại học Kinh tế Quốc dân và khối B vào Trường đại học Y Thái Bình.

Thương bố mẹ, cháu học cũng khá. Kỳ thi tốt nghiệp vừa qua ba môn Toán, Lý, Hoá cháu đều đạt điểm 10, riêng môn Văn được 7 điểm. Mong sao thi đại học cháu phát huy được thành tích đó.

Khi được hỏi với điều kiện sức khoẻ như vậy, ông có gặp phải khó khăn gì khi đưa con “lai kinh ứng thí”, ông Thường chia sẻ: Cũng gặp đôi chút khó khăn nhưng không đáng gì. Cũng may là có các bạn thanh niên tình nguyện nên mọi việc cũng trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Ông Thường và cậu con trai Phạm Mạnh Ninh sau buổi thi môn Vật lý

Tiếng trống trường đã điểm, giờ thi kết thúc. Vừa bước ra khỏi trường thi, Ninh ôm chầm lấy bố hân hoan tâm sự. Thế nhưng trong câu chuyện của hai bố con, không có một lời nào ông Thường hỏi những câu đại ý như “Con có làm được bài không?”, “Con làm được mấy câu, liệu được bao nhiêu điểm?”…

Theo lý giải của ông Thường: “Đâu cũng là thi xong. Làm được hay không thì cũng không thay đổi được. Vì vậy, tôi không muốn gây áp lực cho cháu.

Tôi muốn cháu có tâm lý thoải mái, tự tin để tiếp tục làm bài ở các môn tiếp theo. Các cháu vừa căng thẳng, áp lực ở trong phòng thi giờ mình lại tạo áp lực cho cháu bằng những câu hỏi đó thì quả là không nên chút nào”.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago