Da liễu

Dị ứng vật nuôi: triệu chứng, nguyên nhân, các biến chứng, phòng ngừa dị ứng

Dị ứng vật nuôi là gì?

Dị ứng vật nuôi là một phản ứng dị ứng với các protein có trong tế bào da, nước bọt hoặc nước tiểu của vật nuôi, thú cưng. Vật nuôi là một trong những dị nguyên chính gây ra dị ứng. Các biểu hiện dị ứng vật nuôi bao gồm những dấu hiệu phổ biến như viêm mũi dị ứng, chẳng hạn như hắt hơi và sổ mũi. Một vài trường hợp cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh hen suyễn như thở khò khè,khó thở.

Thông thường, tình trạng dị ứng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các lớp da chết, lông rụng của vật nuôi, thú cưng. Bất kỳ loài động vật có lông nào đều có thể là nguồn gây dị ứng, nhưng dị ứng với chó, mèo thường xảy ra phổ biến hơn so với những loài động vật khác.

Nếu  bị dị ứng thú cưng, vật nuôi, cách tốt nhất để phòng tránh là giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc với các loại vật nuôi. Khi bị dị ứng, việc sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị đặc biệt có thể giúp làm giảm các triệu chứng và kiểm soát bệnh hen suyễn bị kích thích do bị dị ứng.

Triệu chứng khi bị dị ứng vật nuôi, thú cưng

Các dấu hiệu,triệu chứng dị ứng vật nuôi thường biểu hiện qua viêm đường mũi:

+ Nghẹt mũi

+ Hắt xì

+ Sổ mũi

+ Ho

+ Chảy dịch mũi sau

+ Ngứa mũi, vòm miệng hoặc cổ họng

+ Ngứa, đỏ và chảy nước mắt

+ Căng và đau da mặt

+ Vùng da dưới mắt bị sưng và có màu xanh

+ Mất ngủ

+ Ở trẻ em, thường xuyên cọ xát mũi

Dị ứng vật nuôi cũng gây ra các kích thích dẫn đến hen suyễn với các triệu chứng như:

+ Khó thở

+ Nghe thấy tiếng huýt sáo hoặc thở khò khè khi thở ra

+ Khó ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khèTức ngực hoặc đau

Các triệu chứng về da khi bị mắc dị ứng vật nuôi, thu cưng

Dị ứng vật nuôi có thể gây ra các triệu chứng về da được gọi là viêm da dị ứng. Loại viêm da này là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch gây ra tình trạng viêm da. Việc tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi gây dị ứng có thể gây ra viêm da dị ứng với các dấu hiệu và triệu chứng chẳng hạn như:

+ Ngứa

+ Nổi mề đay

+ Nổi chàm

Nguyên nhân gây dị ứng

Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với một chất lạ như phấn hoa, nấm mốc hoặc lông thú cưng được cho là có hại cho cơ thể.

Nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các mối xâm nhiễm nguy hại, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các protein được gọi là kháng thể. Những kháng thể này sẽ giúp cơ thể chống lại và tiêu diệt những tác nhân không mong muốn có thể khiến cơ thể bị bệnh hoặc gây nhiễm trùng. Sau khi các kháng thể này được tạo ra, chúng sẽ di chuyển đến các tế bào vàgiải phóng histamin cùng hơn 40 loại hóa chất khác được tạo ra nhằm chống lại chất gây dị ứng, các chất hóa học này gây ra các triệu chứng dị ứng. Việc này thường gây ra các triệu chứng dị ứng ở mũi, phổi, cổ họng hoặc trên da.

Việc tiếp xúc lâu dài hoặc thường xuyên với chất gây dị ứng có thể gây ra tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính liên quan đến bệnh hen suyễn.

Tại sao chó mèo lại gây dị ứng?

Các chất gây dị ứng từ chó mèo có trong các tế bào da chết mà động vật thải ra, cũng như trong nước bọt, nước tiểu, mồ hôi và trên lông của chúng. Các tế bào da chết là một thứ rất khó kiểm soát vì nó rất nhỏ và có thể tồn tại trong không khí trong thời gian dài. Nó cũng dễ dàng dính vào quần áo, những đồ nội thất bằng vải bọc.

Nước bọt của chó, mèo có thể dính vào thảm, giường, đồ đạc,quần áo. Nước bọt khô có thể bay vào không khí.

Chó mèo ít gây dị ứng có thể rụng ít lông hơn nhưng không có giống chó mèo nào thực sự không gây dị ứng.

Động vật gặm nhấm,thỏ có gây dị ứng không?

Động vật gặm nhấm bao gồm các giống chuột. Các chất gây dị ứng từ loài gặm nhấm,thỏ thường có trong lông tơ, nước bọt,nước tiểu. Bụi từ chất độn chuồng hoặc mùn cưa ở đáy lồng có thể góp phần hình thành các chất gây dị ứng.

Các loài động vật khác

Hiếm khi xuất hiện dị ứng do các loài cá hoặc bò sát gây ra do chúng không có lông

Những trường hợp dễ bị mắc dị ứng vật nuôi

Nếu là người có ít nhất một trong những điều dướiđây thì sẽ có tỉ lệ mắc dị ứng vật nuôi cao hơn những người khác:

+ Bản thân đã từng bị dị ứng hoặc hen suyễn

+ Gia đình có tiền sử bị dị ứng hoặc hen suyễn.

Các biến chứng thường xảy ra

  1. Viêm xoang

Tình trạng viêm liên tục (mạn tính) của các mô trong đường mũi do dị ứng với vật nuôi có thể gây tắc nghẽn các khoang rỗng kết nối với đường mũi (xoang) . Những vật cản này có thể gây ra những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn trong xoang, chẳng hạn như viêm xoang.

  • Bệnh hen suyễn

Những người bị hen suyễn và dị ứng với vật nuôi thường dễ lên cơn hen hơn những người không bị dị ứng.

Cách phòng ngừa dị ứng vật nuôi

Cách tốt nhất để phòng ngừa dị ứng vật nuôi là tránh hoặc giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc với động vật càng nhiều càng tốt. Thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác có thể giúp làm giảm các triệu chứng,kiểm soát hen suyễn. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn nuôi thú cưng, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

+ Không nên để vật nuôi vào trong phòng ngủ

+ Vệ sinh,cọ rửa các bức tường,đồ gỗ. Giữ nhà sạch sẽ và gọn gàng

+ quần áo và vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với vật nuôi

+ Tắm cho vật nuôi ít nhất mỗi tuần một lần để làm giảm tác nhân gây dị ứng trong không khí.

+ Hãy chọn loại thảm mỏng,giặt thảm thường xuyên. Thường xuyên hút bụi để làm sạch nhà cửa

+ Lắp thêm một máy lọc không khí để giúp loại bỏ chất gây dị ứng trong nhà

+ Đeo khẩu trang lúc hút bụi,khi quét dọn nhà cửa

Khi nào đến gặp bác sĩ

Một số dấu hiệu,triệu chứng của chẳng hạn như sổ mũi hoặc hắt hơi, tương tự như cảm lạnh thông thường. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn hai tuần, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để kiểm tra xem bản thân có phải bị dị ứng không.

Nếu các dấu hiệu,triệu chứng trở nên nghiêm trọng với cảm giác khó thở, khó ngủ hoặc thở khò khè hãy đến bệnh viện gần nhất để được tiến hành điều trị. Tìm kiếm sự giúp đỡ khẩn cấp nếu tình trạng thở khò khè hoặc khó thở nặng lên nhanh chóng.

Đeo vòng tay cảnh báo y tế. Khi phản ứng dị ứng nghiêm trọng, vòng đeo tay (hoặc vòng cổ) cảnh báo y tế sẽ cho người khác biết rằng bạn đang bị dị ứng nghiêm trọng trong trường hợp bạn không thể giao tiếp do phản ứng dị ứng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chống dị ứng da mặt, nổi mụn do đeo khẩu trang ngừa dịch Covid-19 cả ngày

Mèo bị dị ứng: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, điều trị

Thuốc chống dị ứng clorpheniramin, thận trọng khi sử dụng

Bác sĩ mách cách nhuộm tóc không lo dị ứng, phù nề, chảy mủ

Góc y khoa: Dị ứng phấn bướm và cách điều trị

Yhocvn.net (Lược dịch theomayoclinic)

bien tap

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago