Khác với các căn bệnh phát sinh theo mùa, bệnh tay – chân – miệng diễn ra quanh năm và lây truyền từ người sang người do hai nhóm tác nhân gây bệnh là virus đường ruột Coxsacki (A16) và Enterovirus 71 (EV71). Ở thế hệ mới, các chuyên gia cảnh báo người dâncần đề phòng bệnh tay chân miệng do vi khuẩn type EV71 gây ra.
Đặc tính của bệnh tay – chân – miệng
Bệnh tay chân miệng do một số chủng virus đường ruột gây ra và lây lan theo đường tiêu hóa, lây truyền từ người sang người do hai nhóm tác nhân gây bệnh là nhóm virus đường ruột Coxsacki (A16) và Enterovirus 71 (EV71).
Tại Việt Nam, bệnh xảy ra rải rác quanh năm, nhưng thống kê cho thấy cao điểm nhất là vào mùa hè và mùa thu. Nguy cơ mắc bệnh đến với tất cả mọi lứa tuổi, tuy nhiên đối tượng dễ mắc nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt dưới 3 tuổi.
Theo đánh giá của các chuyên gia, type EV71 là tác nhân gây ra các trường hợp nặng và biến chứng nguy hiểm như viêm não màng não, viêm phổi cấp tính, viêm cơ tim… mà không phải trường hợp nào cũng có biểu hiện bệnh.
Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng
Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da…
Nổi ban trên da
Nổi ban là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.
Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.
Loét miệng
Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý với những biểu hiện này, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh.
Đường lây truyền bệnh & khuyến cáo của chuyên gia
Bệnh tay chân miệng lây truyền từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc với người bệnh khi bắt tay, ho hắt hơi, dùng chung bát đũa, đồ chơi, tiếp xúc với dịch nốt phỏng…
Với những đặc tính trên, bệnh dễ lây lan ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, các nơi sinh hoạt tập thể như trường học, siêu thị….là yếu tố góp phần giúp bệnh lây lan nhanh, đặc biệt các đợt bùng phát.
Đặc biệt, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu nên các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ cần phòng bệnh cho con như: chăm sóc trẻ thật tốt, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức để kháng, vệ sinh chân tay sạch sẽcho trẻ, tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ mắc bệnh.
Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh cần đưa trực tiếp đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị đúng phương pháp, giúp loại bỏ dần các dấu hiệu bệnh chân tay miệng. Song song với các biện pháp trên, cha mẹ cần cho trẻ ăn những thực phẩm mềm lỏng dễ nuốt, tránh những thực phẩm cay, nóng khiến những vết loét miệng của bé trầm trọng hơn.
Theo vtv.vn
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…