Đông y

Cây cúc tần và 6 công dụng nổi bật ít người biết

Ngược dòng thời gian vào thập kỷ 70, cúc tần mọc hoang ở các hàng rào, bậu cửa, sườn đê… Xã hội phát triển, nhà máy, các con phố đã choán hết diện tích nên cúc tần không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên rất ít người biết loại cây “thầm lặng” này giúp ích rất nhiều cho y học.

Đặc điểm của cây cúc tần

Cây cúc tần theo cách gọi dân gian phật phà (tày), cây lức, cây từ bi thuộc nhóm cây bụi có thân cao từ 1 đến 2m.

Cành cúc tần nhỏ mảnh có lông sau nhẵn. Lá có mép hình khé răng màu lục xám, mọc so le và gần như không có cuống. Hoa mọc thành cụm ở ngọn, hình đầu có màu tím nhạt. Cây có mùi thơm, toàn thân có lông tơ và cho ra quả nhỏ có cạnh. Trên cây cúc tần thường có dây tơ hồng sống ký sinh.

Thành phần của cây cúc tần

Lá cúc tần chứa acid chlorogenic và tinh dầu. Thành phần lá tươi gồm có 5,7% protid, 15mg% vitamin C, 1% lipid, 4,6mg% caroten, 5,1% cellulos, 2,3mg% P, 2,3% tro, 197mg% Ca, 5mg% Fe.

Kết quả nghiên cứu y học cho thấy cây cúc tần có tính ấm, thơm, cay và vị đắng. Công dụng lợi tiểu, tiêu ứ, sát trùng, hỗ trợ tiêu hóa, tán phòng hàn, tiêu độc, tiêu độc và giúp ăn ngon miệng. Người ta thường dùng cúc tần chữa đau lưng, thấp khớp, chấn thường, nhức xương, nhức đầu, cảm sốt không ra mồ hôi….

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần

Chữa nhức đầu cảm sốt

Phương pháp: Dùng 18g lá cúc tần, 9g lá sẻ và 9g lá chanh mang sắc thuốc uống lúc nóng. Phần bã cho thêm nước vào đun sôi dùng để xông.

Ngoài ra có thể kết hợp với lá hương nhu và lá bàng sắc thuốc uống chữa cảm sốt.

Chữa đau mỏi lưng

Phương pháp: Cành non và lá cúc tần mang dã nhuyễn, sao nóng với rượu đem đắp vào vùng lưng bị đau.

Làm lành vết thương

Phương pháp: Dùng lá cúc tần dã nhuyễn đắp vào vùng vết thương, vết thương sẽ mau lành.

Trị thấp khớp và đau nhức xương

Phương pháp: Dùng 15-20g rễ cúc tần sắc nước uống trong 1 tuần giúp trị thấp khớp và đau nhức xương.

Ngoài ra có thể kết hợp với 20g rễ trinh nữ, 20g rễ bưởi bung, 10g cam thảo dây, 10g đinh lăng.

Điều trị đau đầu do căng thẳng hay suy nghĩ nhiều

Phương pháp: Dùng 50g cúc tần, 100g đu đủ vừa chín tới, 50g hoa cúc trắng (xé nhỏ), 100g óc lợn. Sau đó cho 1 lít nước cùng cúc tần, đu đủ, hoa cúc trắng vào nồi đun sôi. Tiếp theo cho óc lợn vào đun 20 phút nữa cho nhừ là ăn được.

Lưu ý: Ăn nóng trước bữa cơm, ăn liền 1 tuần, 2 lần/ngày.

Chữa ho do viêm phế quản

Phương pháp: Dùng 20g cúc tần già mang rửa sạch băm nhỏ, 3g gừng tươi cắt nhỏ, 2 nắm gạo, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn đem nấu cháo chín nhừ.

Lưu ý: Ăn nóng khi còn đói, ăn liên tục 3 ngày, ngày 3 lần bệnh sẽ thuyên giảm.

Theo caythuocdangian.com

adminyhoc

Recent Posts

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

2 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

2 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

2 days ago

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

1 week ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

1 week ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

1 week ago