Categories: Sức khoẻ

Để phòng bệnh thận, mỗi năm cần đi tầm soát như thế nào?

“Một năm nên đi tầm soát bệnh thận ít nhất 2 lần. Bất cứ ai cũng nên đi tầm soát vì bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là nhóm tuổi thanh niên đang còn trẻ”, bác sĩ Dung nói.

Mệt mỏi, da xanh nên đi khám sớm

22 tuổi là thời điểm sức dài vai rộng, anh Nguyễn Trung K. (Vĩnh Phúc) không nghĩ mình lại có thể mắc bệnh suy thận.

Anh K. cho biết, sau khi học xong cấp 3, anh quyết định không thi đại học mà theo người họ hàng đi làm xây dựng. Bình thường anh K. có thể vác một bao xi măng lên tầng mà không hề thấy mệt. Anh K. vẫn luôn tự tin về sức khỏe của mình hơn nhiều người.

Sau trận ốm nhiều ngày, khi đi làm trở lại, anh K. thấy người mệt mỏi ể oải, phù nhẹ. Ban đầu anh chỉ nghĩ do mới ốm dậy nên cơ thể còn yếu. Và trong thời gian ốm được bố mẹ tẩm bổ nhiều thịt, cá nên cơ thể đã tăng cân.

Thịt đỏ không tốt cho bệnh nhân thận

Tuy nhiên, sau một tháng, tình trạng mệt mỏi vẫn chưa hết, anh K. lại cảm thấy chán ăn và buồn nôn. Khi đi khám sức khỏe thì được bác sĩ thông báo đã bị suy thận.

PGS.TS. Đinh Thị Kim Dung cho biết, phát hiện suy thận ở giai đoạn sớm thường rất khó. Vì triệu chứng suy thận giao đoạn nhẹ thường kín đáo, không rõ ràng. Bệnh nhân vẫn có thể làm việc bình thường nhưng sẽ thấy hơi mệt, da xanh, phù nhẹ. Do triệu chứng bệnh rất mơ hồ cho nên nhiều người thường bỏ qua không đi khám.

“Suy thận tiến triển tới giai đoạn nặng thường có cảm giác chán ăn, mệt mỏi và buồn nôn. Khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn nặng nên việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Đặc biệt ở người trẻ, khi mắc bệnh thận vẫn có thể lao động bình thường cho nên lại ít để ý tới triệu chứng của bệnh”, bác sĩ Dung nói.

Người mắc bệnh thận tránh ăn gì

Không phải mọi thức ăn bổ, đồ uống hay hoa quả tươi đều tốt cho bệnh nhân suy thận. Người bị suy thận tránh ăn nhiều cam, chuối nhất là khi đã có biểu hiện tiểu ít hơn bình thường, vì có thể làm rối loạn điện giải làm tăng Kali máu nguy hiểm cho tim và gây ra biến chứng đột ngột.

“Bệnh nhân không nên ăn mặn, để không làm tăng huyết áp dễ gây ra bệnh thận. Khi đã mắc bệnh thận ăn mặn càng dễ khiến phù và cơ thể giữ nước. Ăn nhiều chất đạm cũng khiến cho thận bị quá tải khi đào thải các sản phẩm chuyển hóa chất đạm”, bác sĩ Dung nói.

Một sai lầm mà rất nhiều người bị bệnh thận mắc phải là khi thấy mệt mỏi sẽ tẩm bổ hay ăn nhiều thịt. Tuy nhiên, ăn nhiều thịt (chất đạm) sẽ làm cho tình trạng suy thận của bệnh nhân càng tiến triển nặng hơn.

Để phòng tránh bệnh thận nên uống đủ nước hàng ngày 1,5- 2 lít/ngày. Có thể uống thêm nước hoa quả, uống râu ngô sạch giúp lợi tiểu. Uống nhiều nước sẽ giảm được nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngọc Min

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

2 days ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

5 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

5 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

7 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

1 week ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago