Categories: Sức khoẻ

Để bà bầu ngủ ngon giấc

Càng ở những tháng cuối của thai kì, giấc ngủ càng là nỗi ám ảnh của bà bầu. Chỉ cần tham khảo một vài gợi ý dưới đây, bạn có thể xua tan nỗi ám ảnh đó.

Bà bầu – ngủ cũng không yên

Thay đổi hormone là một trong những lý do đầu tiên ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà bầu. Hệ quả trước tiên và tất yếu từ nhân tố này chính là việc thời gian ngủ của bạn bị đảo lộn. Bạn sẽ ngủ ít hơn vào ban đêm và thay vào đó là ban ngày lúc nào cũng mơ màng. Chất lượng giấc ngủ cũng sẽ bị ảnh hưởng, bạn khó có thể ngủ ngay, ngủ sâu mà thay vào đó là tình trạng trằn trọc, hay tỉnh giấc giữa chừng hoặc thường xuyên mộng mị.

Cùng với sự phát triển của thai nhi, dạ con phình to cũng là lúc diện tích cho bọng đái bị thu hẹp, đó cũng là lý do khiến bạn đi tiểu tiện và thức giấc nhiều hơn vào giữa đêm.

Ngoài ra, sự phát triển của dạ con, nhịp co bóp của dạ dày thay đổi cùng với nhịp tim đập nhanh hơn cũng góp phần làm cho giấc ngủ của bạn trở nên khó khăn. Nguy hiểm hơn, cùng với tình trạng rối loạn giấc ngủ, bà bầu còn có thể phải đối diện với nguy cơ ngừng thở khi ngủ, tình trạng nhức mỏi chân tay- cảm giác chân tay rơi vào vô định.

Ảnh minh họa

Quẳng gánh lo để… ngủ

Tình trạng thay đổi giấc ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể khi bạn mang bầu. Chúng hoàn toàn không nguy hiểm nếu bạn không quá lo lắng mà chủ động trong việc điều chỉnh cơ thể để có giấc ngủ phù hợp hơn. Vì thế, trước tiên bạn hãy tạm gác những lo lắng và hãy thực hiện theo một vài gợi ý dưới đây:

Ngủ theo thời gian biểu

Hãy theo dõi những thay đổi của giấc ngủ như bạn hay buồn ngủ vào lúc nào, bạn thường ngủ ngon trong vòng bao lâu… để từ đó sắp xếp thời gian ngủ thích hợp hơn. Lưu ý, bạn nên có nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày, đặc biệt là vào buổi trưa. Một giấc ngủ từ 30–60phút sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, tập trung, tăng cường trí nhớ và tránh mệt mỏi. Điều bạn cần làm là tuân thủ thói quen ngủ đúng giờ, giấc ngủ sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.

Phòng ngủ lý tưởng

Khi bạn mang bầu, thân nhiệt thường nóng hơn bình thường, vì thế trước tiên hãy luôn giữ cho nhiệt độ phòng được mát mẻ, không gian thoáng đãng. Loại bỏ những nhân tố như ánh sáng hay tiếng ồn, tránh để tivi hay quá nhiều đồ đạc trong phòng, giấc ngủ sẽ đến với bạn nhanh hơn.

Tập luyện hợp lý

Luyện tập là điều không thể thiếu để có sức khỏe và tinh thần tốt khi mang bầu. Tuy nhiên, nếu tập quá sức và không đúng thời điểm nó sẽ trở nên bất lợi cho giấc ngủ của bạn.

Chỉ nên tập luyện trước khi ngủ ít nhất từ 3-4 tiếng, nếu tập quá sát giờ đi ngủ sẽ làm tăng nguy cơ ngủ không sâu, ngủ không ngon giấc.

Nếu muốn thư giãn bạn chỉ nên đọc sách, tắm qua hoặc ngồi thiền trước khi ngủ khoảng 30 phút, khi đó bạn sẽ ngủ ngon hơn.

Nên nằm nghiêng về bên trái nhiều hơn

Nằm ngủ về bên trái trong suốt những tháng đầu thai kỳ sẽ giúp cho máu được lưu thông tốt hơn, vi chất tới bào thai, tử cung được dễ dàng cũng như giúp thận hoạt động hiệu quả hơn.

Thói quen xấu khiến bà bầu khó ngủ:

– Xem hóa đơn, xem phim kinh dị; làm việc hay thư giãn với máy tính hoặc tivi trong phòng ngủ.

– Đóng kín các cửa khi ngủ.

– Dùng đồ uống có cồn hoặc caffein.

Yến Nhi

adminyhoc

Recent Posts

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược ạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

7 hours ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

1 day ago

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

3 days ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

3 days ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

4 days ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

5 days ago