Bệnh nhân nhập viện sau khi tự nuốt dây kẽm, kết quả chụp X-quang bụng cho thấy hình ảnh cản quang có dạng chữ X ở ¼ phía trên bên phải vùng bụng. Nội soi dạ dày tá tràng phát hiện có hai cọng dây kẽm cột dây thun bắt chéo, hai đầu cắm vào niêm mạc dạ dày bệnh nhân.
|
Kết quả X-quang bụng cho thấy dị vật có dạng chữ X. |
Không thể gắp trực tiếp qua nội soi, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật lấy hai đoạn dây kẽm có kích thước 3 mm, dài 8 cm. Bệnh nhân hiện hồi phục sau mổ.
|
Hai đoạn dây kẽm dài 8 cm được lấy ra ngoài. Ảnh: T.P |
Theo các bác sĩ, dị vật là nguyên nhân thường gặp trong cấp cứu về tiêu hóa. Khoảng 80-90% dị vật có thể tự thoát ra ngoài theo đường tự nhiên mà không cần can thiệp.
Các trường hợp dị vật không tự thoát được có thể gây ra biến chứng tắc nghẽn, tổn thương ống tiêu hóa như loét, xuất huyết tiêu hóa, thủng thực quản, áp xe trung thất… Nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nặng và tử vong. Tiên lượng và kết quả điều trị phụ thuộc vào tính chất của dị vật cũng như thời gian xử trí sớm hay muộn.
Lê Phương
Nguồn: VnExpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…