Categories: Mẹ và bé

Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà cha mẹ cần biết

Ho gà thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm. Trước tình hình gia tăng các ca mắc, Bộ Y tế đã ra công văn yêu cầu khẩn cấp ngăn chặn căn bệnh này.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký công văn khẩn yêu cầu các sở y tế tăng cường phòng, chống bệnh ho gà đồng thời tăng cường giám sát và rà soát việc tiêm vắc xin phòng ho gà.

Bộ Y tế cũng yêu cầu thực hiện giám sát chủ động, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, cách ly kịp thời, không để dịch bùng phát; triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học, nhà trẻ đề phòng nguy cơ lây bệnh.

PGS.TS Trần Minh Điển – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương – cho biết tính đến đầu tháng 3, bệnh viện tiếp nhận hơn 50 trẻ ho gà. Con số này gia tăng hơn hẳn so với cùng kỳ các năm trước.

Đặc biệt, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng đã biến chứng nặng, phải lọc máu và sử dụng kỹ thuật ecmo (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể). Bệnh viện đã ghi nhận 4 ca tử vong do biến chứng quá nặng.

Trẻ mắc ho hà tạiBệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Dương Hải.

PGS Trần Minh Điển, Bệnh viện Nhi Trung ương, đã đề xuất với Bộ Y tế đưa vắc xin ho gà vào chương trình tiêm chủng cho các bà mẹ đang mang thai để tăng miễn dịch cộng đồng, bảo vệ trẻ em sau sinh được truyền kháng thể của mẹ.

TS Nguyễn Văn Lâm – Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) – cũng cho biết đa số trẻ nhập viện là do chưa được tiêm phòng hoặc tiêm nhưng chưa đủ mũi. Trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu nên quá trình điều trị sẽ mất nhiều thời gian hơn.

TS Lâm cũng cảnh báo nhiều trẻ không có những triệu chứng rõ rệt, phụ huynh thường nhầm lẫn giữa bệnh ho gà và một số căn bệnh khác. Bởi vậy, khi phát hiện trẻ đã có những biến chứng rất nặng nề.

Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Bệnh có tính lây truyền rất cao, nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như hộ gia đình, trường học…

Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy.

Cuối cơn ho, bệnh nhân thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn. Bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản – phổi, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng.

Hà Quyên
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago