Categories: Mẹ và bé

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh

Những biểu hiện của trầm cảm sau sinh thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác và dễ dẫn đến hậu quả khó lường.

1. Trầm cảm sau sinh là gì?

  • Tình trạng chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn sau khi sinh con
  • Tình trạng đau đầu, đau bụng, nhức mỏi toàn thân, tê bì chân tay sau sinh
  • Trình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh

TS.BS Lê Thị Thu Hà, khoa Khám bệnh, Bệnh viên Từ Dũ (TP.HCM), cho biết trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu.Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, thoáng qua hoặc kéo dài.

2. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh?

  • Mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân
  • Mẹ sức khỏe yếu, mắc bệnh mạn tính trước khi mang thai
  • Thay đổi nội tiết tố, chưa quen chăm sóc bé, thiếu ngủ, trầm cảm trong khi mang thai, gia đình không quan tâm,…

Tiến sĩ tâm lý trị liệu Phan Thị Huyền Trân cho hay sự sụt giảm hormone dẫn đến tâm trạng thay đổi thất thường. Điều này khiến người mẹ có thể gây ức chế cho những người xung quanh. Khi không còn ai dám chia sẻ cuộc sống, bạn lại có cảm giác bị bỏ rơi.Bên cạnh đó, việc chưa quen chăm sóc em bé, thay đổi ngoại hình, gia đình thiếu quan tâm, sự nghiệp lỡ dở, thiếu ngủ,… cũng là những nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm sau sinh.

3. Trầm cảm thường xảy ra bao lâu sau sinh?

  • 1 ngày
  • 5 ngày
  • 10 ngày
  • 15 ngày

Theo Tiến sĩ Huyền Trân, trầm cảm thường gặp ở chị em khoảng 5 ngày sau khi sinh. Nếu kéo dài hơn 2 tuần, chứng trầm cảm và các diễn biến sẽ nặng nguy hiểm hơn rất nhiều.

4. Những đối tượng nào dễ mắc bệnh này?

  • Người từng mang thai nhiều lần
  • Người tiền sử bệnh trầm cảm, gặp sự kiện căng thẳng trong thời gian trước, mẫu thuẫn gia đình, thai kỳ không mong muốn, sinh con đầu
  • Người tiền sử bệnh thiếu máu, cao huyết áp, huyết áp thấp, bệnh tim mạch

Bác sĩ Thu Hà cho biết thêm những người dễ mắc trầm cảm sau sinh thường có tiền sử bệnh trầm cảm, gặp sự kiện gây căng thẳng trong thời gian trước (bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp), thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm chia sẻ của người thân, đặc biệt là người chồng, mâu thuẫn vợ chồng, mẹ chồng – nàng dâu, biến chứng thai kỳ (thai lưu, sảy thai). Trầm cảm dễ xuất hiện ở người sinh con đầu tiên, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở những người mẹ sinh con thứ.

5. Dấu hiệu nhận biết của bệnh trầm cảm?

  • Lo lắng, hoảng hốt, căng thẳng, bị ám ảnh, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ, tuyệt vọng, muốn tự tử, tim đập nhanh
  • Sụt cân hoặc tăng cân nhanh, đau dạ dày, đau đầu
  • Bỏ bê, không chăm sóc con, thường cáu gắt với chồng

“Mất kiểm soát cảm xúc, vui buồn thất thường và không rõ nguyên nhân, buồn thường xuyên, khóc không cần lý do, dễ giận dữ, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, muốn tự sát, có tư tưởng làm hại đứa bé, tim đập nhanh, hoảng sợ là những biểu hiện dễ thấy ở phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh”, Tiến sĩ Trân thông tin.

6. Người luôn có cảm giác bị hại hay nghĩ con bị ma quỷ nhập, tìm cách trừ tà có phải dấu hiệu bệnh trầm cảm?

  • Đúng
  • Sai

Chuyên gia Thu Hà cho hay một số người trầm cảm nặng dẫn đến rối loạn tâm thần luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó.

7. Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng sức khỏe thế nào?

  • Sụt cân, suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh, dễ nảy sinh hành vi nguy hiểm, có ý nghĩ hay hành động tự tử
  • Dễ tăng cân mất kiểm soát, béo phì, đau đầu mạn tính
  • Dễ mắc bệnh đau dạ dày, bệnh tim, gan, thần kinh

TS.BS Lê Thị Thu Hà chia sẻ trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người mẹ như sụt cân, suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh mà còn gây tác động đến người thân. Chồng và con phụ nữ bị trầm cảm không được chăm sóc tốt, gia đình thiếu vui vẻ. Người mắc bệnh nặng có ý nghĩ hay hành vi tự tử, rối loạn tâm thần.

8. Cách điều trị bệnh?

  • Bệnh tự khỏi, không cần dùng thuốc
  • Cần hỗ trợ từ người thân, để bệnh nhân nghỉ ngơi, điều trị bằng thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm theo chỉ định của bác sĩ  kết hợp chế độ dinh dưỡng tốt
  • Chỉ cần người thân quan tâm, chăm sóc tốt

Bác sĩ Thu Hà tư vấn bạn bè và gia đình chắc chắn rằng người mẹ bị trầm cảm đang được bác sĩ chỉ định điều trị. Gia đình nên hiểu bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và sự giúp đỡ của họ có thể giúp người mẹ phục hồi nhanh chóng. Gia đình cần báo với bác sĩ về các triệu chứng của người mẹ để chẩn đoán bệnh chính xác.

9. Cách dự phòng trầm cảm sau sinh?

  • Thường xuyên đi mua sắm, ra ngoài vui chơi cùng bạn bè, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm
  • Ăn nhiều trái cây, rau củ, tập luyện những động tác nhẹ nhàng, tránh tập trung toàn bộ năng lượng, thời gian vào bé, chia sẻ cảm xúc với gia đình,…

“Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường và bạn nghĩ mình đang trong giai đoạn trầm cảm, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia tâm lý tin cậy và nhanh chóng tìm ra biện pháp điều trị ngay. Bạn có thể kết hợp các phương pháp ăn nhiều trái cây, rau củ, tập luyện những động tác nhẹ nhàng, tránh tập trung toàn bộ năng lượng, thời gian vào bé và chia sẻ cảm xúc với gia đình để phòng bệnh”, chuyên gia tâm lý Huyền Trân cho lời khuyên.

 

Phương Anh
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago