Trong cuốn sách “Địa phương hóa các công trình kiến trúc” (The Hyperlocalization of Architecture), Andrew Michler đã nêu ra quan điểm về những ngôi nhà có kiến trúc đặc biệt này. Theo ông, bí quyết đem đến sự thành công cho kiểu nhà này không chỉ nằm ở thiết kế sáng tạo, mang nét truyền thống hàng trăm năm tuổi mà còn ở khả năng kết nối với không gian đi bộ xung quanh.
Với việc các khu vực công cộng được định hướng phát triển thành không gian sống mở rộng với các nhà hàng, công viên, hệ thống giao thông công cộng và các tiện nghi khác, nhu cầu sống trong một không gian riêng tư đã giảm xuống.
Từ trước đến nay, sự riêng tư vốn không được ưu tiên trong thiết kế tại Nhật, các kiến trúc sư được phép thỏa sức kết nối các không gian nhỏ khiến chúng rộng hơn thực chất cả về cảm giác lẫn thị giác.
Tương lai của nền văn minh nhân loại là các thành phố có thiết kế bền vững, và tương lai của các thành phố là những không gian sống nhỏ tiện nghi.
Tọa lạc trên khu đất rộng khoảng hơn 10m2, căn nhà Cell Brick có chiều rộng không hơn vạch sang đường dành cho người đi bộ trên con đường kế bên. Ngôi nhà là sự kết hợp của các hộp thép xếp chồng lên nhau và được kết dính với nhau ở mặt ngoài, tạo ra không gian nội thất cầu kì, tiện nghi.
Tọa lạc trên khu đất rộng khoảng hơn 10m2, căn nhà Cell Brick có chiều rộng không hơn vạch sang đường dành cho người đi bộ trên con đường kế bên. Ngôi nhà là sự kết hợp của các hộp thép xếp chồng lên nhau và được kết dính với nhau ở mặt ngoài, tạo ra không gian nội thất cầu kì, tiện nghi.
Khả năng lưu trữ đồ đạc là thách thức khó khăn nhất trong việc thiết kế một ngôi nhà có kích thước nhỏ. Bằng cách đảo ngược lại vấn đề và biến chính những hộp thép của ngôi nhà thành giá để đồ đạc, bản thiết kế đã giải quyết được thách thức trên.
Những tia nắng mặt trời rọi xuống, len lỏi qua trần nhà tráng men và phòng tắm, qua cầu thang treo và sàn nhà bằng kính, chiếu sáng cho không gian sống với thiết kế chìm (sunken) của ngôi nhà nằm ở Tokyo này. Diện tích ngôi nhà chỉ vỏn vẹn gần 24m2, hoàn toàn vừa khít với vị trí góc phố siêu nhỏ.
Với bức tường nghiêng được sơn trắng hoàn toàn, cửa sổ phủ kín, người ngoài khó có thể đoán được sự sắp xếp không gian nội thất cũng như tính tiện nghi của ngôi nhà này. Dù nằm ở vị trí ngã tư đường, ngôi nhà không hề gây cản trở dòng xe cộ di chuyển không ngớt xung quanh.
Công trình kiến trúc màu trắng nằm khuất phía sau bụi cây có kích thước quá khiêm tốn để có thể coi là một ngôi nhà nhưng lại quá lớn để coi là một món đồ nội thất. Những công trình kiến trúc như thế này có tên gọi là nhà PACO. Chúng đủ nhỏ để có thể “chen” một chỗ trong các khu đô thị, khu công nghiệp hay thiên nhiên và cung cấp đầy đủ tiện nghi cho một người ở.
Hệ thống nhà ở bên dưới gợi cho chúng ta hình ảnh của những căn phòng truyền thống của Nhật Bản, vừa là phòng ngủ, vừa là phòng bếp và vừa là không gian sinh hoạt. Phòng tắm chung với phòng vệ sinh. Một chiếc bàn nhỏ được thiết kế nhô lên khỏi sàn nhà. Người ở có thể lựa chọn ngủ trên võng hay ngủ dưới sàn. Hệ thống thủy lực của mái nhà sẽ giúp nó tự động mở ra khi thời tiết đẹp.
Việc sử dụng giấy gạo làm vách ngăn trong các căn nhà gỗ hiện nay vẫn khá phổ biến trên thế giới. Cách làm này giúp chắn bớt ánh nẳng mặt trời chiếu trực tiếp vào ngôi nhà nhưng vẫn không làm cho căn nhà bị thiếu ánh sáng. Nhờ có thiết kế tinh tế này mà không gian sống trong ngôi nhà có diện tích khiêm tốn tọa lạc tại phía Tây thành phố Tokyo dưới đây được cải thiện rõ rệt.
Những màn vải tinh tế treo dọc các bức tường được lấy cảm hứng từ nghệ thuật thư pháp hitofudegaki (một nét bút). Đèn gắn trên tường chiếu vào những bức màn khiến cho chúng trở nên nổi bật, chia không gian căn phòng làm ba phần và khiến người ta quên đi khuyết điểm thiếu ánh sáng của căn phòng.
Được thiết kế cho một gia đình trẻ tuổi với nguồn kinh phí hạn hẹp, ngôi nhà nhỏ với tên gọi “Small House” dưới đây đã làm đảo lộn cách tiếp cận thông thường việc phát triển đô thị nhỏ từ trước tới nay ở Tokyo. Tuy thiết kế khác thường này chỉ chiếm chưa tới một nửa diện tích khu đất rộng khoảng 10,3m2 nhưng rõ ràng nó cao hơn hẳn những ngôi nhà xung quanh.
Thay vì đầu tư vào hệ thống sưởi và làm mát cho toàn bộ ngôi nhà, gia đình dưới đây đã lựa chọn thay đổi chỗ ngủ theo mùa. Vào mùa hè, tầng thấp nhất của căn nhà với thiết kế một nửa chìm dưới lòng đất là chỗ ngủ của cả gia đình. Còn vào mùa đông, cả gia đình sẽ ngủ tại căn phòng nằm ngay phía trên phòng bếp cho ấm áp.
Tọa lạc đối diện vịnh Tokyo, chỉ cách phía Nam thành phố Yokohama nửa giờ đồng hồ, căn nhà T-House với thiết kế đơn giản dạng hình hộp bê tông được xây dựng dựa vào sườn đồi, đem lại cảm giác vững chãi mà không kém phần thanh thoát. Kết cấu xuyên thấu cho phép mở rộng không gian đến tối đa, nhìn mênh mông sông nước xunh quanh mà xem bạn có tin mình đang ở trong một căn hộ tí hon không?
Kiến trúc với diện tích 26m2 dưới đây được thiết kế dựa trên nguyên tắc mở rộng tầm nhìn. Bằng cách thay thế khoảng không gian có thể sử dụng bằng các yếu tố liên quan đến nước, căn nhà trông mềm mại, thanh thoát hơn bao giờ hết.
Tham khảo Techinsider
Nguồn: GenK
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…