Cấp cứu bệnh nhân tại BV Việt Đức.
Những chuyện đau lòng do rượu gây ra trong những ngày xuân diễn ra có thể nói nhan nhản khắp nơi. Ngày Tết, được dịp mọi tấm lòng bày tỏ. Ai cũng muốn thể hiện tình cảm yêu mến, tôn trọng của mình với người khác nhân dịp Tết đến xuân về. Tuy nhiên, có dịp vào BV Việt Đức trong những ngày Tết mọi người mới thật thấm hậu quả khi ta nâng chén rượu quá đà. Cụt chân, tay gãy xương sườn, dập nát các bộ phận nội tạng, thậm chí cả những ca bệnh nhân chấn thương sọ não nữa… đều có trong những ca bệnh ở đây trong dịp Tết mà theo các bác sĩ và người nhà bệnh nhân, phần lớn các tai nạn đều có nguyên nhân từ rượu. Tại BV Bạch Mai, trong những ngày nghỉ Tết, trung bình mỗi ngày, khoa Cấp cứu A9 tiếp nhận 5 bệnh nhân nhập viện bị xuất huyết tiêu hóa, vỡ tĩnh mạch thực quản do uống quá nhiều rượu, trong đó nhiều bệnh nhân uống phải rượu giả, rượu pha cồn công nghiệp Methanol.
Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong dịp Tết Bính Thân, đã có 2.201 người nhập viện cấp cứu do ngộ độc rượu giả (rượu nhiều methanol), trong đó, riêng trong 1 ngày (từ mùng 4 tới mùng 5 Tết), đã có thêm 230 trường hợp nhập viện cấp cứu do ngộ độc thức ăn mà phần lớn là ngộ độc rượu. Còn theo BS Lương Quốc Chính- Khoa Cấp cứu BV Bạch Mai, số ca nhập viện cấp cứu trong những ngày Tết do tai nạn giao thông chiếm tới 80% tổng số khám. Trong đó, nguyên nhân gây tai nạn phần lớn do nhiều người sử dụng rượu.
Rượu bản thân không có tội mà tội là do người uống quá chén làm say. Theo TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng – Khoa Chống độc BV Bạch Mai, rất khó để phân biệt giữa say rượu và ngộ độc rượu có chứa cồn Methanol do biểu hiện của ngộ độc Methanol giống hệt biểu hiện của say rượu. Độc tính của Methanol tác động chủ yếu lên thần kinh, đặc biệt là thần kinh điều khiển thị giác, vì vậy thường có biểu hiện loạng choạng, hoa mắt giống hệt cảm giác say rượu khiến người đã uống rượu hay lầm tưởng là say nhưng thực chất là bị ngộ độc. Nếu để lâu, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng tím tái, hôn mê, co giật, rối loạn điện giải, tụt huyết áp và có thể tử vong. Trường hợp được cứu sống, bệnh nhân cũng có nhiều di chứng về thần kinh. Khi uống rượu thấy chếnh choáng, nên tìm cách gây nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má, TS Dũng tư vấn. Người say cần uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục. Uống nước ấm tốt hơn nước lạnh… Không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ bị xơ gan, ung thư gan.
Theo số liệu mới nhất do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cung cấp, trong 8 ngày Tết vừa qua (từ 6 đến 14-2), các BV trên toàn quốc đã khám, cấp cứu cho 43.787 trường hợp tai nạn giao thông, trong đó 5.401 trường hợp chấn thương sọ não từ nhẹ đến nặng, đồng thời cũng đã khám, cấp cứu cho 267.576 trường hợp, điều trị khỏi bệnh, cho ra viện cho 123.153 người bệnh về gia đình ăn Tết. Hiện số người bệnh còn nằm điều trị tại các BV đến sáng mùng 7 Tết là 117.569 trường hợp. Tết năm nay đã ghi nhận tổng số lượt khám, cấp cứu do đánh nhau, xô xát là 5.121 trường hợp. Số ca tử vong do tai nạn đánh nhau là 13 ca. Tổng số lượt khám, cấp cứu tai nạn do các nguyên nhân khác là 11.425 lượt, trong đó ghi nhận 936 trường hợp tử vong. |
Ngọc Minh
Nguồn: Đại đoàn kết
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…