Categories: Khỏe đẹp

Dáng “chuẩn như người mẫu” nhờ 8 bí quyết đơn giản

Thay đổi thói quen vận động và tư thế hàng ngày sẽ giúp bạn có dáng “chuẩn như người mẫu” và phòng ngừa gù lưng, còng lưng khi về già.

1. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày

Vận động không những giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật mà còn làm giảm nguy cơ bị gù và còng lưng khi về già. Mỗi ngày bạn chỉ cần vận động ít nhất 30 phút, cơ thể của bạn sẽ luôn ở trạng thái linh hoạt, các bó cơ không bị nhão và xương khớp khỏe mạnh. Chú ý, đừng quên khởi động cổ và lưng hàng ngày, đặc biệt là đối với dân văn phòng phải ngồi một chỗ nhiều giờ.

2. Sắp xếp các thiết bị văn phòng hợp lý

Nếu bạn làm việc nhiều tiếng với bàn giấy và máy tính, hãy coi trọng việc sắp xếp các thiết bị làm việc trên hợp lý trước khi ngồi xuống làm việc. Nên để màn hình máy tính cao bằng mặt và cách mắt 50 cm. Tùy vào chiều cao cơ thể, bạn có thể điều chỉnh độ cao của ghế sao cho bàn luôn cao hơn ghế và mặt bàn ở ngang eo cơ thể. Để cân bằng trọng lượng cơ thể và bảo vệ cột sống, nên để bàn chân đặt xuống sàn nhà và không ngồi vắt chân.

3. Giữ và nhìn điện thoại đúng cách

Hầu hết chúng ta đều có xu hướng cầm điện thoại hoặc đặt màn hình laptop ở vị trí thấp hơn mắt, nên chúng ta phải cúi xuống để nhìn màn hình các thiết bị đó. Đây là nguyên nhân chính khiến bạn bị mỏi cổ và gù lưng, nếu duy trì thói quen này lâu dài. Vì vậy, bạn nên thẳng lưng và cổ để tránh bị đau nhức cơ ở các khu vực này.

4. Sử dụng phần mềm quản lý tư thế vận động

Nekoze là một trong những ứng dụng thông minh cho phép bạn theo dõi tư thế vận động để biết mình đã đứng, ngồi và có tư thế chuẩn chưa. Nekodo hoạt động dựa trên camera điện thoại để theo dõi dáng người bạn và cảnh báo bạn nếu bạn ngồi không đúng cách.

5. Điều chỉnh tư thế mọi lúc

Ngoài tư thế ngồi và đứng, bạn cần chú ý đến các tư thế nằm ngủ, đặc biệt là ngủ đêm. Khi ngủ ở một tư thế không chuẩn quá lâu, xương của bạn có xu hướng bị lệch so với tư thế chuẩn, ví dụ như lệch vai, lệch xương cột sống, thậm chí là xương vùng chậu. Bên cạnh đó, hãy cải thiện chất lượng chăn, gối và đệm để có độ êm, đàn hồi tốt, tránh đau mỏi cơ thể và vẹo xương.

6. Ngồi ngả lưng 135 độ

Ở tư thế ngồi ngả lưng 135 độ, xương cột sống của bạn chịu ít áp lực nhất, đặc biệt là các đốt xương cuối của xương cột sống.

7. Tập yoga và các bài tập về cơ

Yoga được cho là bài tập thể dục tốt nhất để giữ dáng và bảo vệ xương khớp. Các bài tập yoga tập trung vào chuyển động cơ thể nhịp nhàng, các động tác rèn sức bền của cơ và xương vừa phải. Vậy nên, yoga được phụ nữ luyện tập nhiều. Ngoài yoga, bạn cũng có thể tập aerobics và bài tập thẩm mỹ khác để giữ dáng cũng như ngăn ngừa gù, còng lưng.

8. Học cách đứng thẳng

Khi đứng, hãy nhớ đứng thẳng lưng, thẳng chân mặt hướng về phía trước, không cúi gằm hoặc vênh mặt lên. Nếu bạn cúi đầu, trùng chân, lưng và vai của bạn có xu hướng gù và còng. Chính vì vậy, đứng thẳng là yếu tố quan trọng để bảo vệ vóc dáng.

Nguyễn Mai Nguồn: BS

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

11 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

11 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago