Categories: Tin tức

Đái tháo đường – Những điều cần biết

Có rất nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy đái tháo đường (ĐTĐ) thường tiến triển trạng thái được gọi là tiền đái tháo đường (khi đường máu lúc đói từ 5,6 -6,9mmol/l (100-125mg/dl); đường máu sau uống 75g đường glucose 7,8-10,9mmol/l (140-199mg/dl)), HbA1c từ 6-6,4% ngay ở tình trạng này có thể đã xuất hiện các biến chứng do tăng đường huyết kéo dài như biến chứng thần kinh, tim mạch.

Cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Có rất nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy đái tháo đường (ĐTĐ) thường tiến triển trạng thái được gọi là tiền đái tháo đường (khi đường máu lúc đói từ 5,6 -6,9mmol/l (100-125mg/dl); đường máu sau uống 75g đường glucose 7,8-10,9mmol/l (140-199mg/dl)), HbA1c từ 6-6,4% ngay ở tình trạng này có thể đã xuất hiện các biến chứng do tăng đường huyết kéo dài như biến chứng thần kinh, tim mạch. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy bằng can thiệp thay đổi lối sống hết hợp giữa dinh dưỡng hợp lý với hoạt động thể lực đều đặn chính là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa ĐTĐ xuất hiện bao gồm:

Nếu bị thừa cân (BMI>23 ) hoặc béo phì cần giảm cân trên > 7% và duy trì sự giảm cân đều đặn, hướng tới có mức cân nặng lý tưởng (BMI =22). Giảm tình trạng béo bụng

Tránh lối sống tĩnh tại, tập thể dục ít nhất 30 phút tập thể dục từ mức độ vừa đến mức độ nặng tùy theo thể trạng, sở thích mỗi cá nhân và ít nhất 5 lần/tuần.

Chế độ ăn giảm calo nếu thừa cân, có thể phải giảm lượng chất bột – đường; tăng chất xơ, chế độ ăn hợp lý và lành mạnh không những giảm nguy cơ ĐTĐ mà còn giúp giảm các bệnh tim mạch, ung thư..

Ngoài ra, các biện pháp khác như giảm muối trong chế độ ăn, tránh uống nhiều rượu, bia, bỏ thuốc lá, tránh stress cũng góp phần giảm nguy cơ tim mạch ở BN có nguy cơ bị ĐTĐ.

Ở một số người có nguy cơ ĐTĐ cao như béo phì, có rối loạn dung nạp glucose, tiền sử ĐTĐ thai kỳ, có hội chứng buồng trứng đa năng ngoài can thiệp lối sống thì thuốc metformin có thể được sử dụng để điều trị phòng ngừa ĐTĐ typ2.

Một trong những thời điểm quý báu để can thiệp phòng tránh ĐTĐ chính là sàng lọc, phát hiện sớm BN ĐTĐ thai kỳ ở phụ nữ có thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa ĐTĐ thai kỳ với nguy cơ mắc ĐTĐ về sau ở phụ nữ và ĐTĐ thai kỳ với nguy cơ béo phì và ĐTĐ ở những trẻ do họ sinh ra. Những người này cần được theo dõi định kỳ và tư vấn giáo dục can thiệp thay đổi lối sống sớm để phòng ĐTĐ xuất hiện.

Nếu không may mắc bệnh ĐTĐ thì người bệnh cần phải làm ?

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý, không ăn mặn tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng, tiết chế bia /rượu.
  • Nên tăng cường vận động tập thể dục đều đặn :> 30 phút /ngày và tối thiểu 5 buổi /tuần.
  • Giảm cân nếu thừa cân, duy trì cân nặng lý tưởng.
  • Tuân thủ chặt chẽ chế độ dùng thuốc: thời gian dùng thuốc , liều lượng, tránh tự động chỉnh liều thuốc hoặc bỏ thuốc.
  • Nếu có hút thuốc lá cần bỏ thuốc lá.
  • Tránh stress, tránh mất ngủ hoặc ngủ nhiều > 9h.
  • Tham gia vào các khóa học hướng dẫn kỹ năng cho người ĐTĐ để tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng tự chăm sóc bản thân: Kỹ năng tự đo glucose máu; Kỹ năng tự xử lý hạ đường huyết; Kỹ năng về chế độ dinh dương cho người ĐTĐ; Kỹ năng về chế độ tập luyện cho người ĐTĐ; Kỹ năng tiêm insulin; Kỹ năng chăm sóc bàn chân: cắt móng chân, tay, phát hiện sớm các vết chai chân, vết loét; Kỹ năng hiểu về các bệnh ĐTĐ và các biến chứng bệnh như biến chứng tim mạch, mắt, thận; Hiểu được các muc tiêu điều trị cho bản thân mình như mục tiêu kiểm soát đường máu, mục tiêu kiểm soát huyết áp , mục tiêu mỡ máu…; Tự theo dõi glucose máu đặc biệt khi có chỉ định tiêm insulin, khi bị ốm đau; Ghi nhận lại những triệu chứng, dấu hiệu bất thường như hạ đường huyết, đau ngực, tê bì chân tay hoặc nhìn mờ… hoặc các thắc mắc về bệnh để thông báo hoặc trao đổi với thầy thuốc ở những lần tái khám; Định kỳ tái khám chuyên khoa Thông thường ta gặp bác sĩ hai đến bốn lần một năm. Nếu bạn dùng insulin hay cần cân bằng đường máu, bạn sẽ phải đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn. Đồng thời hãy kiểm tra thể chất và mắt định kì hàng năm. Bạn nên kiểm tra mắt, thần kinh, tổn thương thận, và các biến chứng khác. Gặp nha sĩ hai năm một lần và đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ cho những người chăm sóc sức khỏe rằng bạn bị ĐTĐ
  • cho người ĐTĐ như thế nào?

Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị bệnh đái tháo đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ, cân bằng cả về số lượng và chất lượng các thành phần dinh dưỡng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường cần đảm bảo các nguyên tắc:

  • Đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với khối lượng hợp lý;
  • Không làm tăng đường máu sau bữa ăn và hạ đường máu lúc xa bữa ăn;
  • Hạn chế được các rối loạn chuyển hóa;
  • Duy trì được cân nặng ở mức hợp lý;
  • Duy trì được hoạt động thể lực hàng ngày;
  • Phù hợp với tập quán ăn uống của địa phương;
  • Đơn giản, tiện lợi và không qúa đắt tiền.

Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng: người bệnh ĐTĐ cũng có nhu cầu năng lượng gần giống như người bình thường. Tuy nhiên, nhu cầu này tăng hay giảm còn phụ thuộc vào tuổi, loại lao động, thể trạng béo hay gầy…

Gluxit (chất bột đường): trong bệnh ĐTĐ, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn do vậy điều cơ bản trong chế độ ăn của bệnh nhân là phải hạn chế glucid nhưng được giảm qúa nhiều để cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường. Tỉ lệ năng lượng do glucid được chấp nhận là 50 – 60% (người bình thường là 65%) tổng số năng lượng của khẩu phần. Nên sử dụng các glucid phức hợp gồm gạo, khoai củ. Hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (đường, bánh, mứt, kẹo, nước ngọt).

Để người ĐTĐ dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng gluxit khác nhau:

  • Loại có hàm lượng gluxit bằng hoặc dưới 5%: người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (với số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, mận, nho ta, nhót chín…(có thể sử dụng không hạn chế).
  • Loại có hàm lượng gluxit từ 10% – 20%: nên ăn hạn chế (mỗi tuần 3-4 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như: quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan…).
  • Loại có hàm lượng gluxit trên 20%: cần kiêng hay rất hạn chế sử dụng vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết, gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô…). Riêng gạo là lương thực quen ăn hàng ngày thì cần khống chế số lượng từng bữa (không quá 70g/bữa chính).

Mặt khác cũng cần quan tâm đến chỉ số đường huyết để lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân đái tháo đường. Chỉ số đường huyết là mức đường huyết 3 giờ sau khi ăn một lượng thức ăn nhất định nghiên cứu so sánh với mức đường huyết 3 giờ sau khi ăn một lượng thức ăn được coi là chuẩn (bánh mì trắng là 100%). Các loại gluxit phức hợp mà thành phần có nhiều tinh bột thì chỉ số đường huyết vẫn cao. Các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, đặc biệt là loại chất xơ hòa tan có chỉ số đường huyết thấp.

Protein (chất đạm): lượng protein nên đạt 0,8 kg ngày đối với người lớn. Khẩu phần ăn có quá nhiều đạm sẽ không tốt cho thận, tuy nhiên lượng đạm trong khẩu phần cần cao hơn so với người bình thường và nên đạt 15% – 20% năng lượng khẩu phần (người bình thường là 12% – 14 %). Nên sử dụng phối hợp cả protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa) với protein thực vật (vừng lạc, đậu, đỗ) vừa hạ được giá tiền mà các loại đậu, lạc có chỉ số đường huyết thấp hơn.

Lipid (chất béo): nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo bão hòa (mỡ động vật) vì dễ gây xơ vữa động mạch. Nhưng khẩu phần của người đái tháo đường cũng rất cần chất béo để cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do glucid cung cấp bị giảm đi). Nên ăn các axit béo bão hòa có trong các loại dầu hạt (dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương…). Tỉ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần (người bình thường là 18-20%) và không nên vượt quá 30%.

Vitamin và các yếu tố vi lượng: Cần đảm bảo đủ các vitamin và yếu tố vi lượng (sắt, iốt…). Các thành phần này thường có trong rau quả tươi.

Chất xơ:nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ (xenluloza), nhất là chất xơ hòa tan. Chất xơ có nhiều trong gạo giã chưa kỹ; rau; củ, quả (làm rau); khoai củ có tác dụng chống táo bón, giảm tăng đường huyết và cholesterol sau bữa ăn.

Số bữa ăn: Để đảm bảo không bị tăng đường huyết sau bữa ăn và hạ đường huyết xa bữa ăn, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày dựa trên tổng số năng lượng của cả ngày như sau: bữa sáng 10%; bữa phụ buổi sáng 10%; bữa trưa 30%; bữa phụ buổi chiều 10%; bữa tối 30%; bữa phụ buổi tối (trước khi đi ngủ) 10%.

Chế độ tập luyện cho người ĐTĐ

Lợi ích của tập thể dục: nhiều nghiên cứu cho thấy khi tập thể dục, các khối cơ hoạt động giúp tiêu thụ glucose và các acid béo tự do trong máu từ đó tác động làm giảm đường máu, giúp giảm đề kháng insulin. Người tập thể dục cần biết rằng những tác động có lợi lên chuyển hóa đường như giảm đường máu, giảm đề kháng insulin chỉ thể hiện rõ sau nhiều tuần tập, khối cơ bắp phát triển sau 6 tuần tập. Vận động thể lực cũng giúp làm giảm cân, giảm huyết áp. Những người thường xuyên vận động thể lực làm tăng lượng HDL cholesterol, tăng tiêu thụ acide béo tự do, ngoài ra vận động thể lực còn có tác dụng làm giảm lo âu, cải thiện trạng thái tâm lý, tăng cảm giác thoải mái, tăng chất lượng cuộc sống.

Tùy theo sở thích, mỗi người nên chọn cho mình một vài môn thể thao yêu thích cùng với bạn bè hoặc người thân để tránh nhàm chán. Các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy, đi xe đạp, tenis, khiêu vũ… được ưu tiên lựa chọn vì ít nguy cơ sang chấn, tổn thương khớp, tổn thương tim, mắt và ít biến động quá nhiều về đường máu, huyết áp.Ngược lại các môn thể thao đòi hỏi nhiều cố gắng như cử tạ, đua xe đạp, lặn… tuy có ưu điểm cải thiện chuyển hóa tốt hơn song đòi hỏi bệnh nhân cần được tư vấn rất kỹ bởi các chuyên gia về thể dục cũng như bác sỹ chuyên khoa ĐTĐ vì những nguy cơ đến sức khỏe có thể ảnh hưởng tới tim mạch, tăng bệnh lỳ võng mạc…

Người bệnh ĐTĐ tránh tập thể dục nếu:

  • Tình trạng tăng đường huyết chưa kiểm soát tốt như glucose máu lúc đói >13,9mmol/l (>250mg/dl) kèm theo cóceton trong nước tiểu.
  • Glucose máu thấp < 5,5 mmol/l cần ăn thêm chất bột đường trước khi tập.

Đo đường máu trước và sau khi tập có lợi ích: Xác định sự thay đổi liều insulin và lượng thức ăn cần thiết và nhận biết được sự thay đổi đường huyết do các điều kiện vận động khác nhau đem lại.

Trước khi lên kế hoạch tập thể dục, bệnh nhân cần được khám xét đầy đủ nhằm đánh giá các nguy cơ có thể xảy ra cho tim mạch, mắt, thận, thần kinh, bàn chân.

Đường máu được cải thiện sau luyện tập kéo dài từ 12-72giờ, do đó giữa các lần tập không nên cách quãng quá 72 giờ.

Bệnh nhân tiêm insulin nên tập tất cả các ngày trong tuần để tránh biến động liều insulin và lượng thức ăn cần đưa vào.

Bệnh nhân béo phì nên tập 6-7 lần tuần để tạo điều kiện cho giảm cân. Cùng một lượng tiêu hao calo, tập nhiều lần với thời gian ngắn có lợi hơn tập ít lần với thời gian dài.

Nguy cơ của vận động thể lực: vận động thể lực không phải lúc nào cũng chỉ đem đến toàn lợi ích, trên thực tế vận động thể lực có thể có những tác động có hại lên hệ tim mạch, xương khớp…Những tác động có hại này sẽ được hạn chế nếu như bệnh nhân được khám, đánh giá các chống chỉ định trước khi bắt đầu luyện tập thể lực như là một phương pháp điều trị.

Thu Hằng, Bệnh viện Bạch Mai

Nguồn: TTTT – GD Sức khỏe TW

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago