Người nhà cho biết, bé được đưa vào bờ trong tình trạng đã tím tái, ngừng thở, phải sơ cứu bằng cách ấn tim, hà hơi thổi ngạt. Nhờ đó bé đã tự thở và cử động tay chân, được đưa vào Bệnh viện Củ Chi và chuyển lên Nhi đồng 1.
Bác sĩ Trần Văn Cường, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết bệnh nhi nhập viện trong tình trạng lơ mơ, môi hồng với oxy, mạch và huyết áp ổn định. Bé nhanh chóng được hỗ trợ hô hấp với thở NCPAP áp lực cao, truyền thuốc chống phù não. Sức khỏe của bé dần hồi phục tốt.
Các bác sĩ khuyến cáo, ngạt nước là tai nạn nguy hiểm thường xảy ra với trẻ vào dịp hè. Trong tuần đầu tháng 6, hai em bé bị đuối nước được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, các bác sĩ hồi sức tích cực song vẫn không cứu được.
Phụ huynh cần lưu ý phòng ngừa tai nạn đáng tiếc xảy ra với trẻ:
– Không để trẻ nhỏ một mình ở nhà. Đậy kín các vật chứa nước trong nhà như giếng nước, bồn tắm, thùng nước, chậu nước…
– Xả hết nước trong bồn tắm khi không sử dụng.
– Nếu ở vùng sông nước, không cho trẻ chơi đùa gần ao, hồ, sông, rạch, giếng…, đặc biệt vào thời điểm mùa lũ nước lớn.
– Cho trẻ học bơi và có các biện pháp an toàn khi bơi lội.
– Giám sát kỹ trẻ khi tắm hồ bơi, tắm biển.
– Không cho trẻ bơi ở những nơi không biết rõ độ sâu như đầm, vũng, hồ.
– Không cho bệnh nhân động kinh bơi.
– Nên tham gia các lớp huấn luyện xử trí ban ban đầu trẻ bị ngạt nước tại hiện trường.
Lê Phương
Nguồn: VnExpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…