Categories: Mẹ và bé

Có nên gây tê ngoài màng cứng khi sinh?

Bạn đang cân nhắc về việc sử dụng liệu pháp gây tê ngoài màng cứng khi sinh con? Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất về thủ thuật này.

Bà bầu tăng cân quá ít có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, nhưng tăng quá nhiều lại gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ. Vậy tăng cân thế nào mới chuẩn khi mang thai?

Gây tê ngoài màng cứng là gì?

  • Thủ thuật tiêm thuốc tê vào khoang màng cứng
  • Thủ thuật tiêm thuốc tê vào dịch não tủy
  • Thủ thuật tiêm thuốc tê dưới màng cứng

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng là thuốc gây tê sẽ được đưa vào khoang ngoài màng cứng xung quanh các dây thần kinh cột sống ở phần lưng dưới. Phương pháp này được sử dụng trong nhiều loại phẫu thuật lớn nhỏ cần gây tê cục bộ và được áp dụng phổ biến trong sản khoa, cho cả phương pháp sinh thường và sinh mổ.

Thủ thuật này được tiến hành trong bao lâu?

  • 10 giây
  • 20 giây
  • 30 giây

Theo bác sĩ Trần Thu Nguyệt, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, quá trình tiêm thuốc gây tê chỉ mất khoảng 10 giây.

Sau bao lâu thuốc sẽ phát huy tác dụng?

  • 5 phút
  • 10 phút
  • 15 phút

Bác sĩ Trần Thu Nguyệt cho biết thuốc sẽ phát huy tác dụng sau 15 phút kể từ khi được tiêm vào cơ thể sản phụ.

Thủ thuật ảnh hưởng như thế nào đến người mẹ khi thực hiện?

  • Hai chân nặng, tê như kiến bò, huyết áp giảm nhẹ
  • Khó thở, tê bì chân tay, huyết áp tăng
  • Tức ngực, ho, ù tai

Theo DS. Yến Trang, trong lúc gây tê một số sản phụ có thể có cảm giác hai chân nặng và tê như kiến bò, huyết áp giảm nhẹ gây choáng váng, buồn nôn hay ớn lạnh.

Gây tê ngoài màng cứng có đau không?

  • Không đau
  • Đau nhẹ
  • Rất đau

Trước khi thủ thuật này diễn ra, vùng được tiêm sẽ được gây tê cục bộ bằng một mũi tiêm rất nhanh và nhỏ. Bạn sẽ cảm thấy có áp lực, nhưng sẽ không cảm thấy đau nữa. Những người đã từng thực hiện đều cho biết thủ thuật gây tê ngoài màng cứng dễ chịu hơn so với những cơn đau khi bị tiêm dịch truyền hay cơn co thắt tử cung khi sinh.

Sản phụ có thể đi lại sau khi tiêm gây tê ngoài màng cứng?

  • Không

Theo Mayoclinic, khi vừa tiêm xong, chân có thể bị tê do ảnh hưởng của thuốc, lúc này bạn rất dễ bị té ngã gây nguy hiểm tới bản thân và em bé trong bụng. Do đó, bạn nên nằm yên một chỗ cho đến khi sinh. Ngoài ra, bạn cũng cần phải nằm lại trên giường để các bác sĩ và nhân viên y tế thuận tiện thường xuyên theo dõi nhịp tim của bé để đảm bảo an toàn cho cả hai.

Thuốc gây tê dùng trong thủ thuật có thể gây hại cho em bé?

  • Không gây hại
  • Có gây hại
  • Chưa có bằng chứng

Bác sĩ Thu Nguyệt cho biết bất kỳ loại thuốc nào để giảm đau trong quá trình chuyển dạ, sinh con cũng có thể có tác động đến em bé. Tuy nhiên, với thủ thuật gây tê ngoài màng cứng, lượng thuốc đi vào dòng máu của bạn khá nhỏ. Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng một lượng nhỏ thuốc mà em bé hấp thu vào cơ thể có thể gây hại.

Gây tê ngoài màng cứng ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ?

  • Đúng
  • Sai

Theo BBC, thủ phạm là chất fentanyl trong thuốc gây tê ngoài màng cứng. Chất này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh và gây khó khăn cho việc thiết lập mối quan hệ nuôi con bằng sữa mẹ. 93% phụ nữ đã gặp vấn đề về việc cho con bú trong tuần đầu tiên. Họ cũng thường cai sữa mẹ cho con trong 6 tháng đầu so với những người không dùng bất kỳ biện pháp giảm đau nào.

 

Phương Anh
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

10 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

1 day ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago