Categories: Sức khoẻ

Có dấu hiệu này là trẻ đang kiệt sức do nắng nóng, bố mẹ cần lưu tâm để sơ cứu kịp thời

Nắng nóng bất thường kéo dài, trẻ không uống đủ nước, mặc quần áo không thích hợp có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng gây ra.

Bệnh do nắng nóng dễ gặp ở nhóm trẻ nhỏ tuổi

Theo bác sĩ Trần Thu Thủy, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh do nắng nóng thường gặp ở trẻ như, mất nước, chột rút, suy kiệt, say nắng. Nhóm trẻ càng nhỏ tuổi thì nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng càng cao. Do trẻ còn nhỏ không thể tự uống nước nên phụ thuộc vào người chăm sóc. Nhóm trẻ lớn hơn có thể tự lấy được nước uống nhưng lại quên hoặc không uống đủ. Vì vậy, nhóm trẻ dưới 4 tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh do nắng nóng.

Bệnh nắng nóng còn dễ gặp ở những trẻ động quá nhiều, nhất là chưa quen với nắng nóng, trẻ quá mập hoặc không thật khỏe mạnh. Trẻ bị bệnh cấp tính, đặc biệt là sốt và bệnh đường tiêu hóa. Trẻ đang dùng các loại thuốc làm giảm khả năng điều hòa nhiệt của cơ thể, ví dụ thuốc kháng histamin chống dị ứng, thuốc lợi tiểu hay thuốc điều trị bệnh tâm thần…

Trẻ bị mất nước, suy kiệt, say nắng và cách xử trí đúng

Trẻ mắc các bệnh nắng nóng không được xử lý đúng cách có thể nguy hiểm tới tính mạng, ảnh minh họa.

Nắng nóng khiến cho cơ thể trẻ dễ bị mất nước do mồ hôi vã ra nhiều. Khi lượng nước uống vào không đủ bù đắp cho cơ thể dẫn tới tình trạng mất nước và chuột rút.

Bác sĩ Trần Thu Thủy cho biết, mất nước chỉ 2% cân nặng cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị mất nước sẽ giảm khả năng điều hòa thân nhiệt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nắng nóng nghiêm trọng khác.

“Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cần lưu ý, trẻ mất nước sẽ có những biểu hiện có thể quan sát như sau: Môi trẻ khô, tiểu ít hoặc hoặc không tiểu, nước tiểu cô đặc có sẫm màu. Nặng hơn trẻ có thể ủ rũ, mệt mỏi, lờ đờ. Trường hợp trẻ mất nước nặng mắt trũng, thóp trũng, nôn, lờ đờ hoặc hôn mê. Nếu trẻ có những dấu hiệu mất nước trên cha mẹ cần chuyển trẻ vào không gian thoáng mát cho trẻ uống nước. Trong trường hợp tình trạng của trẻ không tốt hơn thì cần đưa trẻ đi viện”, bác sĩ Trần Thu Thủy nói.

Nắng nóng có thể gây ra tình trạng chuột rút ở trẻ nhỏ do vận động quá mức. Trẻ sẽ có biểu hiện đau cơ hay cứng cơ ở bụng, cánh tay hay cẳng chân. Tình trạng này thường gặp ở những trẻ hiếu động vã hồ hôi nhiều khi hoạt động mạnh.

“Trẻ có tình trạng chuột rút thì cha mẹ nên ngừng các hoạt động thể lực của con và cho con vào không gian thoáng mát nghỉ ngơi, bổ sung nước uống cho trẻ, ngưng mọi hoạt động thể lực trong vài giờ để tránh tính trạng kiệt sức hay say nắng có thể xảy ra với trẻ. Nếu tình trạng của trẻ không khá hơn nên nhờ tới sự hỗ trợ của nhân viên y tế”, bác sĩ Thủy cho hay.

Xử trí khi trẻ kiệt sức do nắng nóng

Theo bác sĩ Thủy khi thấy trẻ có những dấu hiệu cảnh báo vã mồ mồ hôi như tắm, người nhợt nhạt, chuột rút, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn, ngất, da lạnh và ẩm ướt, mạch yếu, thở nhanh… là những biểu hiện nghiêm trọng của kiết sức do nắng nóng.

Khi gặp tình trạng này cha mẹ cần xử lý như sau: Nhanh chóng giúp trẻ hạ thận nhiệt bằng cách lau người, tắm nước mát, đưa trẻ tới nơi có quạt hoặc điều hòa. Sau đó, gọi điện nhờ sự trợ giúp từ nhân viên y tế.

Bác sĩ Thủy khuyến cáo, căn bệnh nghiêm trọng nhất đối với trẻ khi nắng nóng chính là say nắng. Bệnh xuất hiện khi cơ thể không còn khả năng kiểm soát nhiệt độ. Những biểu hiện của bệnh thân nhiệt tăng, cơ thể không tự làm mát… Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng tàn phế suốt đời nếu trẻ không được cấp cứu kịp thời.

Trẻ bị say nắng sẽ có dấu hiệu bệnh cảnh, thân nhiệt cáo trên 39,5 độ C, da nóng đỏ và khô, mạch nhanh, đau đầu, buồn nôn, mê sảng, mất ý thức…

“Khi trẻ có những biểu hiện trên cần nhanh chóng đưa trẻ tới chỗ mát và nhờ người gọi xe cấp cứu. Hạ thân nhiệt bằng cách đổ nước vào người, làm mát cơ thể liên tục khi nhiệt độ của trẻ xuống 38,5 độ C”, Bác sĩ Thủy nói.

Để phòng bệnh do nắng nóng, cách tốt nhất là hạn chế cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời và tới những nơi đông người. Đội mũ rộng vành, mặc quần áo rộng thoáng mát sáng màu, bôi kem chống nắng. Cho trẻ uống đủ nước, tăm mát nếu trẻ khó chịu…

Bác sĩ Thủy cũng lưu ý: “Trong thời tiết nắng nóng, quạt điện không thể giúp trẻ cảm thấy bớt nóng. Quạt máy đẩy không khí chạy quanh nhưng không làm nguội không khí. Tắm nước mát hoặc chuyển vào nơi có điều hòa sẽ giúp trẻ hạ thân nhiệt hiệu quả hơn nhiều”.

Ngọc Minh

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

3 hours ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago