Mẹ

Có chị đã cai sữa cho con lâu rồi nhưng vú vẫn tiết sữa. Điều đó có bình thường không?

Muốn hiểu về sự tiết sữa kéo dài, cần biết về cơ chế bài tiết sữa của cơ thể người.

Từ tuổi dậy thì, vú phát triển to lên nhờ tác động của các hormon tiết ra từ buồng trứng. Khi có thai, các hormon của buồng trứng và sau đó là của rau thai tiếp tục làm cho vú phát triển, to thêm nhưng không làm cho vú tiết sữa. Chỉ sau khi đẻ, các hormon này giảm đột ngột khiến vùng dưới đồi – tuyến yên bị kích thích tiết ra hormon có tên là prolactin (còn gọi là “kích nhũ tố”) và nhờ có hormon này vú mới có khả năng tiết sữa. Sau đó prolactin được tiếp tục tiết ra do phản xạ mút đầu vú của con khi bú mẹ. Vì thế phải sau đẻ vài ba ngày người mẹ mới  “xuống sữa”. Nếu bà mẹ không cho con bú thì sữa sẽ cạn rất nhanh và vú sẽ không tiết sữa nữa. Trường hợp cai sữa cho con cũng vậy: Do không còn phản xạ mút đầu vú của trẻ nên lượng prolactin sẽ giảm dần và vú cũng dần dần cạn sữa.

Sở dĩ lúc bình thường và khi có thai vú không tiết sữa vì các hormon của buồng trứng và của rau thai đã ức chế vùng dưới đồi – tuyến yên không cho nó tiết ra prolactin. Ngược lại khi prolactin được sinh ra nó lại ức chế vùng dưới đồi – tuyến yên không cho sinh ra các hormon kích thích buồng trứng khiến buồng trứng không tiết được các hormon sinh dục. Vì thế khi người mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì họ không có kinh và cũng không có phóng noãn ít nhất trong vòng 6 tháng sau khi sinh và cho con bú hoàn toàn đã trở thành một biện phát tránh thai sau đẻ. (Quá 6 tháng trở đi, do trẻ phải được nuôi thêm bằng chế độ “ăn dặm” nên tuy bà mẹ vẫn cho con bú, tác dụng tránh thai sẽ giảm sút rất nhiều dù bà mẹ vẫn chưa có kinh trở lại).

Trường hợp đã cai sữa cho con lâu ngày mà vú vẫn tiết sữa thì ít nhiều đều có rối loạn trong việc bài tiết prolactin của vùng dưới đồi – tuyến yên, hoặc là những rối loạn chức năng, hoặc do những nguyên nhân thực thể như khối u ở tuyến yên chẳng hạn. Tình trạng tiết sữa kéo dài này thường kèm theo vô kinh. Trường hợp đó gọi là hội chứng “vô kinh – tiết sữa”. Chị em có tình trạng tiết sữa kéo dài sau khi đã cai sữa cho con thì nên đến cơ sở y tế khám và làm các xét nghiệm thăm dò cần thiết để tìm nguyên nhân điều trị.

Yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

Cách phân biệt mẩn ngứa do gan và mẩn ngứa thông thường

Mẩn ngứa là hiện tượng tự nhiên gây ra những phiền toái ảnh hưởng đến…

16 hours ago

Đau hạ sườn phải cảnh báo bệnh về gan

Trong hệ thống tiêu hoá, gan nằm gần hạ sườn bên phải vì vậy loại…

5 days ago

Cảnh báo bệnh gan qua màu phân bất thường

Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…

6 days ago

Vì sao tỷ lệ gan nhiễm mỡ tập trung cao nhất ở tuổi trung niên

Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…

7 days ago

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

1 week ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 weeks ago