Mẹ

Cơ chế biến đổi của da, tóc, xương, sinh lý khi bước vào thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ ngoài 40 tuổi, do sự thay đổi về nội tiết như chức năng buồng trứng bắt đầu suy thoái, mức estradiol trong máu dần giảm thấp nên khiến tuyến yên dần dần gia tăng phân tiết hormon thúc đẩy tuyến sinh dục. Trong số những phụ nữ tuổi mãn kinh, khoảng 1/3 có thể thông qua việc tự điều tiết hệ thần kinh nội tiết để đạt được trạng thái cân bằng mới nên không cảm thấy có gì dị thường. Nhưng khoảng 2/3 trong số họ thì có thể xuất hiện sự rối loạn thần kinh tự trị (thực vật) có kèm hội chứng bệnh tinh thần nên bị hội chứng tuổi mãn kinh. Khoảng thời gian diễn ra hội chứng thời kỳ mãn kinh dài ngắn khác nhau, người nhẹ thì khoảng 1 – 2 năm, người nặng thì khoảng 5 năm, thậm chí hơn 10 năm mới hết.

Hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể người diễn ra dưới sự điều tiết của hệ thần kinh và dịch thể (chủ yếu là hormon). Từ đó làm cho các bộ phận của cơ thể trở thành một chỉnh thể thống nhất. Hệ thần kinh phân thành hệ thần kinh trung ương (tủy sống, não bộ) và hệ thần kinh ngoại biên (thần kinh cột sống, thần kinh não, thần kinh tự trị). Hệ thần kinh tự trị còn gọi là hệ thần kinh thực vật bao gồm hệ thần kinh giao cảm và phó giao cam, chi phối hoạt động của cơ trơn, cơ tim và tuyến thể của cơ quan nội tạng. Đa số cơ quan nội tạng chịu sự chi phối của thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm, nhưng tác dụng của hai loại này không giống nhau thường tương phản nhau.

Ví dụ: Thần kinh giao cảm thúc đẩy tuyến mồ hôi, tuyến thượng thận phân tiết, thần kinh phó giao cảm thúc đẩy sự phân tiết Insulin.

Từ tác dụng đối với hệ tuần hoàn máu cho thấy thần kinh giao cảm làm cho tim đập nhanh hơn, cơ tim co bóp mạnh, nội trạng trong khoang bụng và mạch máu dưới da co bóp, còn thần kinh phó giao cảm thì làm cho tim đập chậm lại.

Rối loạn chức năng hệ thần kinh tự trị:

Ở thời kỳ mãn kinh mức estrogen dần dần giảm xuống, hormon thúc đẩy tuyến sinh dục của tuyến yên tăng cao trong thời gian dài, làm cho hệ thống thần kinh tử trị đang ở trạng thái nội tiết cân bằng ở thời kỳ phát triển lâu dài đột nhiên bước vào môi trường nội tiết mất cân bằng, từ đó phát sinh rốỉ loạn chức năng dẫn đến hàng loạt triệu chứng về mạch máu co bóp mất cân bằng như:

– Đỏ mặt – ra mồ hôi: Là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và biểu hiện đột ngột nhất. Khi bệnh phát tác đột nhiên cảm thấy tức ngực, nóng cổ, cảm giác nóng bốc lên mặt làm cho da mặt ửng đỏ, đổ mồ hồi, thậm chí mồ hôi ra đầm đìa. Thời gian diễn ra hiện tượng này ngắn thì khoảng mười mấy giây, dài thì khoảng vài phút. Người bị nhẹ thì mỗi ngày phát tác khoảng 1 – 2 lần, khi bệnh nặng có thể xuất hiện mười mấy lần rất khổ sở. Thường phát tác vào ban đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ.

– Tim đập nhanh – tức ngực: Cũng là triệu chứng thường gặp. Đột nhiên tim đập nhanh, mạnh, có kèm cảm giác tim chạy lên tới cổ họng, tức ngực. Nếu xảy ra vào ban đêm sẽ gây khó ngủ.

– Các triệu chứng khác: Nếu máu cung cấp lên não không đủ sẽ gây chóng mặt, đau đầu… Nếu máu cung cấp đến tay chân không đủ tay chân dễ bị lạnh, huyết áp dễ dao động.

Triệu chứng về thần kinh:

Sự xuất hiện những triệu chứng về tinh thần ở tuổi mãn kinh có thể là do mức estrogen trong máu hạ xuống làm cho nồng độ chất dẫn truyền thần kinh thay đổi. Triệu chứng chủ yếu hiển nhiên là tình trạng tâm lý không tốt trước khi phát bệnh nặng thêm, sau khi mãn kinh thì càng rõ rệt hơn. Người bệnh biểu hiện là lo lắng không yên dễ bị kích động sinh cáu gắt, hoặc tinh thần suy sụp, trầm uất, đa nghi, giảm trí nhớ, khó ngủ… Sự trở ngại giấc ngủ thường thấy là mất ngủ, trằn trọc khó ngủ, sau khi ngủ được thì dễ tỉnh giấc hoặc hay mơ ngủ. Người bị bệnh nghiêm trọng hầu như cả đêm không ngủ, thường do vậy mà lo nghĩ buồn phiền. Ngoài ra, có thể có hiện tượng da dẻ dị thường như cảm thấy ngứa ngáy, tê hoặc như có kiến bò. Theo tư liệu điều tra độ tuổi xuất hiện triệu chứng về thần kinh, tinh thần là khoảng 44 tuổi.

Sự thay đổi và những triệu chứng tương ứng:

Sự suy yếu của cơ thể bắt đầu từ buồng trứng suy yếu. Bước vào thời kỳ mãn kinh chức năng buồng trứng ngày càng suy yếu, mức estrogen trong máu cũng giảm xuống theo, các cơ quan tổ chức chịu tác dụng ảnh hưởng của estrogen hay đang suy yếu dần sẽ bị ảnh hưởng, do đó mà xuất hiện một số triệu chứng và dấu hiệu tương ứng không thuộc phạm trù hội chứng thời kỳ mãn kinh.

  1. Da và các cơ quan phụ thuộc:

Da là đốỉ tượng chịu tác dụng của estrogen cũng là tiêu chí quan trọng của đặc tính sinh dục cấp II. Sự phân bố của lông trên cơ thể, lớp mỡ dưới da và đặc thù bên ngoài của làn da phụ nữ đều do sự cân bằng giữa kích thích tố nữ và kích thích tố nam quyết định.

Nữ giới từ 50 tuổi trở đi da dần dần xuất hiện hàng loạt dấu hiệu lão hóa. Do tỉ lệ tăng sinh tế bào biểu bì hạ thấp, các sợi kết dính mất đi, các sợi đàn hồi giảm thiểu, lớp mỡ dưới da teo lại, da càng ngày càng mỏng đi, sự giãn ra và đàn hồi không đủ, vì thế nếp nhăn ở trán, khóe mắt và xung quanh môi xuất hiện nhiều hơn, sâu hơn, mi mắt, tai ngoài và hàm dưới tự nhiên sệ xuống. Mi mắt dưới gồ lên, mỡ trong đó sưng lên có kèm mọng nước. Ngoài ra chức năng cảm giác ở bề mặt như xúc giác, cảm giác đau, cảm giác nóng của da ngày càng kém, khả năng phản ứng của bề mặt da suy giảm, mất thăng bằng, khả năng phòng ngừa đối với những kích thích không tốt cũng yếu đi.

Cùng với sự gia tăng về tuổi tác, lớp cutin trên da khô và suy yếu, thiếu chức năng che chở nên dễ mất nước, lượng nước chứa trong lớp da giữa không đủ để làm ẩm lớp da bên ngoài, tuyến bã giảm phân tiết, chức năng tuyến mồ hôi suy yếu làm cho da khô, thô ráp, nhăn nheo.

Lông nách, lông mu, râu và lông trên cơ thể đều chịu ảnh hưởng của hormon sinh dục. Phụ nữ sau khi bước vào tuổi mãn kinh do mức kích thích tố nữ giảm nên kích thích tố của nam khá rõ rệt, có thể xuất hiện những đặc trưng nam tính hóa như tóc 2 bên thái dương rụng đi và có hình dạng như tóc nam giới, hàm dưới và phía trên môi mọc ra lông thô giống như râu. Tóc thì do tủy và chất sừng thoái hóa nên yếu đi, tóc rụng ở mức độ nhẹ, thưa thớt; màu sắc thay đổi chưa rõ ràng, lông âm hộ, lông nách thường rụng đi ở mức độ khác nhau, lông trên cơ thể có thể tăng hoặc giảm đi.

  1. Đường tiết niệu:

Hệ tiết niệu và hệ sinh dục được hình thành từ thời kỳ bào thai cho nên cũng chịu tác dụng ảnh hưởng của estrogen, khi mức estrogen trong máu giảm xuống do niêm mạc đường tiết niệu mất đi sự chống đố nên mỏng đi, chức năng kháng viêm suy giảm dễ phát sinh viêm nhiễm đưòng tiết niệu lặp đi lặp lại. Thời kỳ mãn kinh có thể xuất hiện rụng niêm mạc niệu đạo, niệu đạo trưóng lên. Do âm đạo co lại, vách trưốc ngắn đi kéo niệu đạo ra phía sau làm cho góc độ của niệu đạo và chỗ nối liền xương mu từ 90° biến thành 180°, lỗ niệu đạo tiếp cận âm đạo dễ phát sinh bài niệu không thoải mái, đái dắt và viêm nhiễm, cơ vòng niệu đạo lỏng lẻo, góc giữa vi trí niệu đạo và phía sau bàng quang niệu đạo có sự thạy đổi thường làm cho nưốc tiểu rỉ ra không thể kìm chế đứợc.

  1. Ngũ quan – khoang miệng:

– Mắt: Do sự đàn hồi của thủy tinh thể và cơ mi dần dần suy yếu, khả năng điều tiết ánh sáng cũng vì thế mà yếu đi, xuất hiện hiện tượng thị lực kém do mắt bị lão hóa.

– Mũi: Do niêm mạc mũi mỏng đi tế bào tuyến thoái hóa, khoang mũi dễ bị khô, dễ chảy máu.

– Răng: Răng bắt đầu lung lay, bề mặt răng hao mòn đi, răng trỏ nên giòn hơn và màu sắc răng vàng đi rất rõ.

– Tai: Cùng vối sự gia tăng của tuổi tác thính lực suy giảm rất nhanh. Chức năng của cơ quan cảm thụ và điều tiết âm cao trong tai trong suy thoái trước tiên, do đó khả năng nghe điều tiết âm cao yếu hơn so với điều tiết âm thấp. Ngoài ra chức năng cân bằng cũng yếu đi, vì thế khi đi tàu xe hoặc máy bay rất dễ bị chóng mặt.

  1. Cơ xương:

Tuổi càng cao các cơ càng co ngắn lại, sức căng của cơ ngày càng suy yếu. Sau khi vận động, axít lactic sản sinh trong cơ tiêu tan chậm thường làm cho cơ đau nhức. Do sự hấp thụ canxi và chuyển hóa chất khoáng thất thường dễ dẫn đến nhức mỏi cơ xương, thường phát sinh ô các khớp xương vai, cổ, lưng, thắt lưng, có khi còn xuất hiện đau gót chân.

  1. Chức năng sinh dục:

Khi xuất hiện hội chứng tuổi mãn kinh thường khiến phụ nữ khó khống chế được tâm trạng, dễ nảy sinh tâm lý không thích việc sinh hoạt tình dục, thậm chí chán ghét và cự tuyệt. Mức estrogen trong cơ thể ngày càng giảm thấp, cấu tạo cơ quan sinh dục ngoài dần dần thoái hóa, lớp mỡ dưới da âm môi lớn giảm đi, âm môi nhỏ trở nên mỏng, âm vật thu nhỏ, do đó khoái cảm trong quan hệ giảm đi. Cửa âm đạo thu hẹp, thượng bì niêm mạc âm đạo mỏng dần, nếp nhăn và khả năng đàn hồi của vách âm đạo mất đi, âm đạo trở nên ngắn và hẹp, chất dịch âm đạo giảm nên âm đạo khô, đồng thời phát sinh viêm âm đạo. Những sự thay đổi này khiến cho việc giao hợp trở nên đau đớn và khó khăn, thậm chí bị chảy máu, tổn thương. Lại thêm vào quan niệm về tình dục không đúng đắn, ảnh hưởng của yếu tố tâm lý và sinh lý dễ dẫn đến trở ngại chức năng sinh dục.

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago