Categories: Tin tức

Chuột cống chui lên từ bồn cầu nhà bạn dễ thế nào?

Kênh truyền hình National Geographic đã công bố một đoạn video với cảnh tượng hãi hùng khi một chú chuột cống chui lên từ bồn cầu trong nhà vệ sinh. Những ai chứng kiến cảnh tượng này đều cảm thấy vô cùng kinh sợ và có cảm giác như họ đang xem một bộ phim kinh dị… Vì sao chuột lại có thể đột nhập vô nhà bằng cách này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

National Geographic tiết lộ rằng thật ra chuột có sự linh hoạt và sức chịu đựng rất bền bỉ. Chúng chính là những vận động viên bơi lội chuyên nghiệp bởi chúng có thể… bơi liên tục trong ba ngày và nín thở trong nước đến những 3 phút.

Chuột có khả năng bơi liên tục trong ba ngày và nín thở trong nước đến những 3 phút.

Ngoài ra, những chú chuột cũng là những chuyên gia luồn lách cừ khôi. Chúng có chui qua những khoảng trống rất nhỏ hẹp. Cấu tạo xương sườn của chuột có khớp nối với cột sống, cho phép chúng nén ép cơ thể lại để chui qua những khoảng không chỉ rộng khoảng ¼ cơ thể chúng.

(Ảnh: chụp màn hình National Geographic/ YouTube)

Vậy làm thế nào chuột lại có thể từ hệ thống cống rãnh dưới mặt đất chui lên tận chậu bồn cầu?

Đầu tiên, nó dễ dàng luồn lách qua các tấm lưới chắn hoặc các nắp đậy miệng cống mở trên đường phố. Các ống dẫn nước thải của các hộ dân cư thông với đường cống chính, và vì thế một con chuột có thể xem lối thông ống cống này là cơ hội để nó khám phá.

Chuột chui từ ống cống chính (Ảnh: chụp màn hình National Geographic/ YouTube)

Chuột có các móng vuốt sắc nhọn cho phép chúng bám chặt vào hầu hết các bề mặt phẳng đứng. Vì thế, chúng thể leo trèo bên trong các đường ống nước thải nội bộ của ngôi nhà.

Thử thách lớn nhất mà con chuột phải đối mặt là nó phải chui qua vài cm nhỏ hẹp của đường ống bồn cầu. Liệu điều này có khả thi?

Chuột luồn qua những đoạn khúc khuỷu của bồn cầu (Ảnh: chụp màn hình National Geographic/ YouTube)

National Geographic giải thích rằng, mê cung khúc khuỷu thoát nước dưới bồn cầu không có chỗ cho không khí. Tuy nhiên, ở khúc quanh, nó đã tìm thấy một túi khí đủ để giúp nó leo lên đến tận cùng của đường đi. Và rồi … nó đột ngột nhảy chồm lên khỏi mặt nước trong bồn cầu, một cảnh tượng thật sự khủng khiếp!

Và rồi nhô lên khỏi bồn cầu nhà bạn (Ảnh: chụp màn hình National Geographic/ YouTube)
Cảnh tượng kinh khủng (Ảnh: chụp màn hình National Geographic/ YouTube)

National Geographic cho biết rằng hệ thống cống có thể chính là thiên đường thực phẩm dành cho loài động vật gặm nhấm này. Mặc dù điều này rất khó tin, thế nhưng phần lớn lượng thực phẩm thường được đổ bỏ thông qua bồn cầu, và mọi người cho rằng chỉ cần nhấn nút xả nước là xong!

Tuy nhiên, bạn đã lầm bởi sau khi xả nước, những con chuột lì lợm có thể dễ dàng bơi ngược trở lại hệ thống cống rãnh và tiếp tục trò leo trèo của chúng.

Theo tờ Daily Mail, điều đáng sợ hơn nữa là, trong những điều kiện khó khăn, chất thải của con người cũng chứa những thức ăn chưa được tiêu hóa hết, giúp chuột “lót dạ”trong quá trình ăn những chất thải này.

Từ giờ trở đi, có lẽ chúng ta cần phải cẩn thận hơn khi sử dụng bồn cầu để đổ bỏ thức ăn thừa. Hãy chia sẻ với chúng tôi những sáng kiến mà bạn cho rằng có thể ngăn chặn lũ chuột tinh quái nhé!

Nguồn National Geographic
Mộc Lan tổng hợp

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

9 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

1 day ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago