Categories: Thuốc

Chứng huyết ứ trong Đông y (Kỳ I)

Chứng huyết ứ là chỉ huyết không lưu thông, đình trệ và ngưng đọng. Hoặc huyết thoát ra ngoài kinh mạch, tích lại trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết.

Chứng huyết ứ là chỉ huyết không lưu thông, đình trệ và ngưng đọng. Hoặc huyết thoát ra ngoài kinh mạch, tích lại trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết. Nguyên nhân chủ yếu thường do té ngã, bị đòn hoặc do nội thương xuất huyết, hoặc do lao thương quá độ mà sinh ra bệnh. Trên lâm sàng thường thấy các chứng như sốt cao, vị quản thống, tâm quí chinh xung, hung thống, đầu thống, trúng phong, điên cuồng, thống kinh, bế kinh…

Chứng huyết ứ thường xuất hiện trong nhiều bệnh tật, có biểu hiện khác nhau, trên lâm sàng thường căn cứ vào những đặc điểm đó, để biện chứng luận trị. Sau đây xin giới thiệu một số thể bệnh và cách điều trị.

Huyết ứ dẫn đến tích nhiệt sốt cao.

Nguyên nhân: do huyết ứ đọng ở trong, khí huyết ủng tắc không thông dẫn đến uất nhiệt mà sốt.

Triệu chứng lâm sàng: bệnh nhân thường sốt về buổi chiều, hoặc buổi tối, họng ráo, miệng khô, khát nhưng không muốn uống nước, thường có điểm sưng đau cố định, mạch và chứng thường không phù hợp với nhau.

Phương pháp điều trị: hoạt huyết hoá ứ.

Bài thuốc: A giao 12g; nga truật 12g; bạch chỉ 12g; ngũ linh chi 8g; cam thảo 4g; phục linh 8g; chỉ xác 6g; phục thần 8g; đại hoàng 6g; sinh địa 12g; đào nhân 12g; xích thược 8g; mộc thông 8g; xuyên khung 8g.

Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần uống khi thuốc còn ấm. Tùy chứng có thể gia vị cho thích hợp.

Đau đầu do huyết ứ.

Nguyên nhân: do chấn thương hoặc do bệnh lâu ngày, tà bệnh làm tổn thương đường lạc, huyết tụ lại ở trong mà sinh ra bệnh.

Triệu chứng lâm sàng: đau đầu như dùi đâm, điểm đau cố định.

Phương pháp điều trị: hoạt huyết hoá ứ.

Bài thuốc: Thông khiếu hoạt huyết thang.

Xích thược 4g; hồng hoa 12g; xuyên khung 4g; sinh khương 12g; đào nhân 8g; thông bạch 3 củ; đại táo 7 quả; xạ hương 0,5g; hoàng tửu 80ml.

Các vị thuốc trên sắc, sau đó hoà với hoàng tửu, cho xạ hương vào quấy đều chia 3 lần uống trong ngày.

Chứng ế cách trong huyết ứ.

Nguyên nhân: do huyết ứ kết ở trong, làm tắc thực quản, bệnh nặng có thể tổn thương mạch lạc làm huyết chảy tràn ra ngoài.

Triệu chứng lâm sàng: khi ăn uống có thể gây ra chứng nôn mửa, ăn uống nuốt không xuống, chất nôn ra có màu đỏ, hoặc đỏ thẫm, cơ thể gày còm, da dẻ khô, đại tiện táo như phân dê, mạch tế sác.

Phương pháp điều trị: tư âm dưỡng huyết, tiêu ứ phá kết.

Bài thuốc: Thông ác thang.

Đào nhân 8g; sinh địa 12g; hồng hoa 8g; thăng ma 12g; chích thảo 4g; thục địa 12g; quy thân 8g.

Ngày một thang sắc uống, tùy thể trạng của bệnh nhân mà gia giảm cho thích hợp.

Vị quản thống do ứ huyết.

Nguyên nhân: vị quản thống lâu ngày, lan toả đến kinh lạc (chủ yếu là đường lạc) huyết ứ ngưng đọng ở vị quản làm cho khí cơ không thông bị tắc nghẽn mà sinh ra bệnh.

Triệu chứng lâm sàng: trên lâm sàng vị quản đau nhói, đau cố định ở một điểm, cự án, bệnh nặng thì thổ huyết, đại tiện phân đen.

Phương pháp điều trị: Hoạt huyết hoá ứ, hành khí giảm đau.

Bài thuốc: Thất tiếu tán phối hợp với bài đan sâm ẩm.

Hồng hoa.

Bài thất tiếu tán gồm: ngũ linh chi 20g, bồ hoàng 20g; bài đan sâm ẩm: đan sâm 40g, sa nhân 8g, đàn hương 8g.

Ngày một thang sắc uống, tùy chứng và thể trạng của bệnh nhân mà dùng liều lượng, gia giảm cho thích hợp.

Chứng yêu thống do huyết ứ

Nguyên nhân: do chấn thương hoặc hàn thấp, làm lạc mạch ngưng trệ, ứ huyết ở vùng lưng mà sinh ra bệnh.

Triệu chứng lâm sàng: lưng đau như dùi đâm, vùng đau cố định, ấn tay vào đau thêm, cử động khó khăn.

Phương pháp điều trị: hoạt huyết hoá ứ, hành khí giảm đau.

Bài thuốc: hoạt lạc hiệu linh đan.

Đương qui 12g; sinh nhũ hương 8g; đan sâm 12g; sinh một dược 8g.

Tùy chứng gia vị cho thích hợp, ngày uống một thang sắc uống trong ngày sau khi ăn.

Chứng phúc thống do huyết ứ mà sinh ra

Nguyên nhân: do hàn tà ẩn náu trong huyết mạch, hoặc do tình chí uất kết, hoặc do chấn thương, làm cho khí huyết uất kết, dẫn đến hai mạch can kinh, và xung nhâm ứ trệ mà sinh ra bệnh.

Triệu chứng lâm sàng: vùng bụng đau nhói, ấn vào càng đau hơn, vùng đau cố định.

Phương pháp điều trị: hoạt huyết hoá ứ, giảm đau.

Bài thuốc: Thiếu phúc trục ứ thang.

Tiểu hồi hương 8g; huyền hồ sách 8g; can khương 4g; một dược 6g; nhục quế 4g; đương qui 12g; xuyên khung 8g; xích thược 8g; bồ hoàng 16g; ngũ linh chi 8g.

Ngày một thang sắc uống, uống khi thuốc còn ấm, trước khi ăn. Tùy chứng bệnh mà gia giảm cho thích hợp. (Còn nữa)

TTND.Bs. Nguyễn Xuân Hướng

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

15 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

16 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago