Categories: Sức khoẻ

Chữa bệnh mụn rộp, thuốc gì?

Bệnh mụn rộp (ec – pet) do virus Herpes – simplex typ I và II gây nên. Đây là một bệnh ngoài da thường gặp, có thể xuất hiện bất kỳ ở vị trí nào trên cơ thể.

Bệnh thường hay gặp ở những vị trí như quanh môi, lỗ mũi, má và vùng sinh dục… Trư­ớc khi nổi tổn thư­ơng người bệnh th­ường có cảm giác khó chịu, ngứa, rát rấm rứt tại chỗ. Bắt đầu bằng một vết đỏ, nề, sau đó nhanh chóng xuất hiện các mụn nước thành cụm, tròn hoặc hình cầu, đều nhau.

Dịch ban đầu trong sau thành đục. Sau vài ngày, mụn nước vỡ, khô tại chỗ đóng vảy tiết vàng hoặc hơi nâu, gắn chặt, khi bong để lại một vết đỏ, sau đó trở lại bình thư­ờng, không thành sẹo, các hạch lympho lân cận có thể sưng và đau. Từ khi bắt đầu đến khi lặn tất cả khoảng 8 – 15 ngày.

Ở người suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV/AIDS, ecpet có bệnh cảnh lâm sàng trầm trọng hơn như­ loét trợt rộng vùng hậu môn, sinh dục, niêm mạc miệng… có thể có tổn th­ương não, màng não.

Để điều trị người ta có thể dùng các thuốc sau:

Toàn thân uống acyclovir (dùng điều trị trước mắt và uống phòng tái phát): Đây là thuốc có tác dụng chọn lọc trên tế bào nhiễm virut Herpes. Nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt ngay khi nhiễm bệnh.

Ở những giai đoạn tái phát cần dùng thuốc ngay trong giai đoạn tiền triệu hoặc ngay lúc bắt đầu xuất hiện tổn thương. Thời gian dùng thuốc phòng ngừa tùy thuộc vào thời kỳ có nguy cơ dài hay ngắn.

Điều trị nên dừng lại sau mỗi 6 – 12 tháng để quan sát những thay đổi có thể xảy ra trong tiến trình tự nhiên của bệnh. Tuy nhiên, khi dùng thuốc người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như nổi ban da (có thể tự khỏi khi ngừng dùng thuốc); các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng cũng được báo cáo xuất hiện ở những người bệnh dùng thuốc viên nén.

Ngoài ra cũng có thể gặp một số tác dụng phụ về thần kinh (nhưng có hồi phục) như chóng mặt, tình trạng lẫn lộn, ảo giác, buồn ngủ… Có thể dùng thêm các thuốc kích thích miễn dịch như Immurong/Muren, T.F.X…

Tại chỗ dùng kem bôi acyclovir 1%, bôi 5 lần/ngày. Mỗi lần cách nhau 4 giờ. Nên bôi vào tổn thương hoặc nơi tổn thương sắp xảy ra càng sớm càng tốt ngay sau khi nhiễm. Việc điều trị trong các giai đoạn tái phát đặc biệt quan trọng cần bắt đầu ngay trong giai đoạn tiền triệu hoặc ngay khi sang thương bắt đầu xuất hiện. Khi bôi dạng thuốc kem tại chỗ người bệnh có thể thấy cảm giác rát bỏng và xót tại chỗ bôi. Một số người bệnh có thể gặp hiện tượng nổi ban hoặc ngứa…

Ngoài ra bôi tại chỗ có thể dùng dung dịch millian, castellani. Dùng mỡ kháng sinh (nếu có bội nhiễm).

Cần chú ý, trong điều trị chú ý loại trừ những yếu tố thuận lợi làm bùng phát bệnh và nâng cao sức đề kháng cơ thể, kích thích miễn dịch cơ thể.

Theo BS. Lê Xuân Bách/Sức Khỏe Đời Sống
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

3 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

3 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

4 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

4 days ago