Mang thai và sinh con là hiện tượng sinh lý hết sức tự nhiên của người phụ nữ. Sau khi mang thai khoảng 280 ngày bạn sẽ lâm bồn. Có rất nhiều cách để bạn lựa chọn khi lâm bồn như: sinh thường tự nhiên, sinh mổ tử cung, sinh con theo phương pháp không đau và sinh con theo một số phương pháp đặc biệt khác.
Về phương pháp sinh thường tự nhiên
Sau khi mang thai đủ ngày, đủ tháng, cổ tử cung xuất hiện các cơn co thắt có quy luật, tiếp đó cổ tử cung mở rộng, thai nhi từ tử cung vượt qua đường sinh để ra ngoài, chính thức được sinh ra trên cuộc đời này.
Trong quá trình sinh thường, thai nhi vượt qua âm đạo và được sinh ra, co thắt tử cung có quy luật trong quá trình lâm bồn giúp phổi của thai nhi được rèn luyện, tạo điều kiện có lợi cho thai nhi tự hít thở sau khi ra đời.
Hơn nữa khi được sinh qua đường âm đạo, đầu thai nhi bị đẩy ra giống như đang ngẩng đầu đổi hơi lúc bơi, có thể đẩy nước ối và dịch nhầy tích trong phổi, mũi và miệng thai nhi ra ngoài. Nhờ vậy, sau khi chào đời đường hô hấp của em bé sau sinh trở nên thông suốt, không khí trong lành ùa vào phổi có thể lập tức tiến hành trao đổi ô xy.
Thêm vào đó, khi sinh con tự nhiên, nơi thấp nhất của đầu thai nhi chịu sự chèn ép của những cơn co thắt tử cung khiến máu trong đầu dồi dào, có thể cung cấp nhiều chất hơn cho trung tâm hô hấp của não bộ. Đặcbiệt, đầu thai nhi bị kéo dài khi vượt qua âm đạo là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, không ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ sau này.
Về phương pháp sinh mổ tử cung
Mổ tử cung là một loại phẫu thuật rạch tử cung để lấy thai nhi ra, sử dụng kịp thời và hợp lý để cứu sống hai mẹ con. Những trường hợp áp dụng phương pháp sinh mổ bao gồm:
Đường sinh bất thường: Thai phụ có xương chậu nhỏ hẹp, dị hình; xương chậu và đầu thai nhi không vừa; doạ vỡ tử cung; bệnh bội nhiễm thai nghén nặng như bệnh tim bội nhiễm, tiểu đường, viêm thận mãn tính, hội chứng cao huyết áp thai nghén; khi sắp sinh cổ tử cung co thắt yếu; tiêm hoóc môn thúc sinh nhưng không hiệu quả; trước khi sinh bị mất máunhư nhau thai tiền đạo, nhau thai bong sớm; quá trình sinh kéo dài (trên 30 tiếng); thai phụ lớn tuổi sinh lần đầu (trên 35 tuổi)…
Sản phụ có ngôi thai bất thường: như ngôi mông, ngôi ngang, chân ra trước; quá trình sinh ngừng đột ngột mà thai nhi khó ra khỏi âm đạo; bong nhau thai; sa cuống rốn; suy thai; thiếu ô xy…
Phương pháp sinh mổ tử cung có thể giảm đau đớn, tránh nguy hiểm đến tính mạng cho mẹ nhưngmất máu nhiều hơn người đẻ thường nên sức hồi phục chậm hơn; ít sữa cho con bú hơn; sau mổ có thể bị hội chứng tiết niệu, hô hấp, tim mạch và biến chứng vết mổ; mổ đẻ cũng có thể ảnh hưởng bất lợi đến những lần sinh tiếp theo.
Sinh theo phương pháp không đau
Phương pháp này mang tính thần kinh dự phòng không dùng thuốc do các học giả Liên Xô đưa ra đầu thập niên 50 của thế kỷ 20. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở nước ta và có hiệu quả nhất định.
Nội dung chủ yếu là:
+ Giảng giải kiến thức sinh lý về thai nghén và lâm bồn cho sản phụ và người thân, để họ hiểu bản chất của các cơn đau phát sinh khi lâm bồn đồng thời có lòng tin đối với sự an toàn của quá trình này.Điều này giúp xua tan tâm lý sợ hãi và lo lắng của sản phụ, ổn định chức năng của vỏ não, làm sinh ra những cơn co thắt tử cung mạnh, hỗ trợ sự phát triển bình thường của các giai đoạn sinh.
+ Chỉ dẫn thai phụ làm động tác hít thở thật chậm để giảm nhẹ các cơn đau co thắt khi tiến vào thời kỳ tăng tốc.
+ Bác sỹ và người thân có thể hỗ trợ mát xa giúp thai phụ giảm đau đớn hơn, việc người thân có thể được vào phòng sinh cùng thai phụ sẽ là một sự động viên rất lớn cho thai phụ, cũng như giúp người thân giảm bớt lo lắng.
Ngày nay, phương pháp lâm bồn không đau phối hợp với phương pháp châm cứu và dùng thuốc tê cũng có tác dụng giảm đau nhất định mà không hề ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.
Sinh theo một số phương pháp đặc biệt khác
Trong quá trình lâm bồn, sản phụ có thể gặp phải một số tình huống sinh khó. Lúc này, bác sĩ sẽ quyết định một số phương pháp lâm bồn đặc biệt để đảm bảo sức khoẻ cho hai mẹ con.
Lâm bồn bình thường và không bị thương
Trường hợp này áp dụng cho sản phụ đã từng sinh con, khi sinh nở bình thường không bị rách âm đạo và âm hộ. Đối với sản phụ sinh con lần đầu,nếu có thể trạng tốt và thai nhi nhỏ thì có thể sinh bằng phương pháp tự nhiên và không bị thương dưới sự trợ giúp của người trợ sinh.
Lâm bồn bằng cách cắt âm hộ
Thường là trong giai đoạn sinh thứ hai, đầu thai nhi tiến vào âm đạo với xung lực quá mạnh sẽ làm rách vùng giữa âm đạo và hội âm. Lúc này, bác sĩ có thể dùng bàn tay ép mạnh vào hội âm để bảo vệ nó khi trai nhi ra đời hoặc có thể cắt hội âm, vết cắt gọn và nhanh hồi phục, không để lại sẹo.
Trợ sản bằng kẹp phoóc xép
Đây là một phẫu thuật trợ sản bằng cách dùng kẹp phoóc xép kéo đầu thai nhi để giúp thai nhi ra ngoài. Phương pháp này được sử dụng khi:
+ Lực sinh không đủ, đường sinh hẹp, ngôi chẩm ngang, ngôi chẩm sau dẫn đến sinh khó;
+ Sản phụ không dùng được máy hút, không kịp mổ tử cung;
+ Những trường hợp khẩn cấp phải đưa thai nhi ra ngoài gấp như: sa dây rốn, thai nhi chết giả, nhau thai bong sớm…
Lê Tâm
Nguồn: congioilam.com
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…