Gần đây, do sự phát triển của kinh tế, xã hội nên nhiều trò chơi mang cảm giác mạnh như tàu lượn siêu tốc, đu quay dây văng… xuất hiện ngày càng nhiều tạinhiều nước.
Khi tham gia các trò chơi cảm giác mạnh, người chơi có thể giảm stress, cảm thấy sảng khoái… Tuy nhiên, nhiều người chưa lường hết hậu quả có thể xảy đến bất ngờ khi tham gia các trò chơi này.
Mới đây, một đoạn clip được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội khiến dư luận xôn xao. Nội dung clip chia sẻ hình ảnh về một trò chơi cảm giác mạnh ở Trung Quốc. Khi người chơi đang rất hào hứng để khởi động thì một người chơi bị bật tung ra khỏi ghế và rơi xuống đất, ngất xỉu.
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, chiếc đu quay đã dừng lại để hành khách xuống, nhân viên bảo vệ đến sơ cứu cho người đàn ông bị rơi xuống đất.
Trao đổi với Emdep.vn, bác sĩ Trần Thanh Bình – Khoa Lồng Ngực, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, với các trò chơi mạo hiểm có thể gây nguy hiểm. Người bị các bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch không nên tham gia.
Hình ảnh người chơi bị văng ra khỏi đi quay khi chơi trò chơi cảm giác mạnh.
Theo bác sĩ Bình, trước khi chơi các trò chơi này, các điểm vui chơi thường có khuyến cáo ai không nên chơi. Trước hết, bản thân mỗi người cần phải ý thức về tình hình sức khỏe của bản thân để cân nhắc chơi hay không.
Người cao huyết áp, bệnh tim mạch chú ý gì?
Bác sĩ Bình cho biết, những trò chơi cảm giác mạnh sẽ khiến người chơi gặp nguy cơ nguy hiểm cao hơn. Nhẹ nhất là bịđau lưng, đau cơ cổ cấp tính do người chơi phải gồng lên để chống lại lực ly tâm do trò chơi mang lại.
“Mới đây trên mạng có xuất hiện clip một người bị bay ra khỏi xích đu khi chơi trò chơi. Việc này có thể khiến người chơi bị rơi xuống mắc chấn thương do va chạm mạnh như trật khớp, gãy xương, gãy tay, chân, gãy xương, chấn thương các tạng trong cơ thể… Ngoài ra, tai nạn thương tích có thể làm chảy máu ở bên ngoài hoặc xuất huyết trong nội tạng; đập đầu xuống đất gây chấn thương sọ não”, bác sĩ Bình nói.
Mặt khác, nếu người chơi vốn có bệnh nội khoa như: hen phế quản cấp, cao huyết áp cấp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não thì nguy cơ tai biến bất ngờ càng dễ xảy ra.
Bác sĩ Bình giải thích: “Những bệnh nhân cao huyết áp hay mắc bệnh tim, những phụ nữ đang mang bầu không được chơi trò cảm giác mạnh. Bởi vì khi tham gia các trò chơi này, tất cả người chơi sẽ có biểu hiện tăng huyết áp. Với những người bình thường cũng có thể bị chứ chưa kể đến người mắc cao huyết áp.Còn với những người mắc bệnh tim, khi chơi các trò chơi này sẽ khiến tăng nhịp tim do huyết áp tăng có thể gây vỡ mạch máu, xuất huyết trong, nguy hiểm đến tính mạng”.
Bác sĩ Bình cũng lưu ý thêm. với trẻ em dưới 6 tuổi, người lớn chỉ cho trẻ chơi những trò nhẹ nhàng, không căng thẳng về tâm lý.
Những trò chơi cảm giác mạnh thường gây ra stress – sợ hãi, căng thẳng. Bởi vận tốc quá cao của trò chơi lúc đưa lên cao, lúc đưa xuống thấp, lúc di chuyển nhanh như sắp văng ra.
Để tránh những nguy hiểm cho bản thân khi tham gia các trò chơi mạo hiểm, bác sĩ Bình khuyến cáo cần chọn những khu vui chơi đảm bảo an toàn, các ốc vít hay dụng cụ không bị hoen gỉ.Bên cạnh đó, người chơi cần tuân thủ đúng hướng dẫn và quy định của khu vui chơi.
Trang Lê
Nguồn: Emdep
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…