Categories: Sức khoẻ

Cho thứ này vào nước uống ngày nắng 40 độ C không lo bị sốc nhiệt khi đi ngoài trời

Người lao động cần phải uống nước đầy đủ, nắng nóng dễ bị mất muối về điện giải. Khi uống nước nên thêm cho một chút muối để bổ sung điện giải.

Cho một chút muối vào nước uống

Đại tá Phạm Văn Tiến, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện 103 cho biết, với thời tiết nắng nóng gay gắt 40-45 độ C, những người lao động ngoài trời để tránh sốc nhiệt và ảnh hưởng tới sức khỏe nên bắt đầu công việc sớm hơn thường ngày và nghỉ trước khi nắng quá ngay gắt. Buổi trưa cần nghỉ ngơi khi nắng dịu mới bắt đầu công việc tiếp.

Người lao động cần phải uống nước đầy đủ, nắng nóng dễ bị mất muối về điện giải. Khi uống nước nên thêm cho một chút muối để bổ sung điện giải. Hoặc có thể bổ sung điện giải bằng cách uống oresol pha đúng theo tỷ lệ.

PGS.TS Phạm Văn Hoan, Phó Viện trưởng (Viện y học ứng dụng Việt Nam) cho hay, mất nước có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể. Ví dụ, sốc nhiệt có thể gặp ở những người lao động cường độ nặng dưới thời tiết nắng nóng, vận động viên thể thao hoạt động quá nhiều.

Sốc nhiệt có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng và có thể đe dọa tính mạng. Mất nước kéo dài hoặc liên tục có thể ảnh hưởng tới chức năng của thận, viêm đường tiết niệu, sỏi thận, và thậm chí suy thận.

Người lao động cần lưu ý tránh bị sốc nhiệt do nắng nóng.

“Người bị mất nước có thể bị co giật do mất cân bằng điện giải. Các chất điện giải (kali, natri) giúp vận chuyển các tín hiệu thần kinh giữa các tế bào. Việc truyền tín hiệu sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến việc co thắt cơ không tự chủ và đôi khi có thể dẫn đến trạng thái mất ý thức, bất tỉnh”, PGS.TS Phạm Văn Hoan nói.

Biến chứng nghiêm trọng nhất khi mất nước của cơ thể là sốc giảm thể tích, có thể đe dọa tính mạng. Sốc giảm thể tích xảy ra khi lượng máu trong cơ thể quá thấp (do mất nước) dẫn đến tụt huyết áp và giảm lượng oxy trong cơ thể.

PGS.TS Phạm Văn Hoan khuyên nhu cầu uống nước của cơ thể phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu… Thời tiết nắng nóng thì cần phải tăng lượng nước. Để có thể xác định cơ thể uống đủ nước hay không có thể dựa vào màu của nước tiểu. Nước tiểu trong hoặc vàng nhạt uống đủ nước. Nước tiểu sẫm thiếu nước cần bổ sung thêm.

Làm gì khi sốc nhiệt?

Theo Đại tá Phạm Văn Tiến, lao động ngoài trời hay đi ngoài trời nóng có những biểu hiện như, khát nước, hoa mắt, tăng nhịp thở, đánh trống ngực, mệt mỏi thì cần phải tìm tới bóng mát nghỉ ngơi. Trong trường hợp nặng hơn sốc nhiệt (khó thở, co giật, đau đầu, ngất xỉu…) cần phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến chỗ cây có bóng mát, nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ quần áo cho bệnh nhân. Có thể dùng nước mát lau toàn bộ người cho bệnh nhân hoặc dội nước nên người để giảm thân nhiệt. Quạt mát và cho cho bệnh nhân uống nước để bệnh nhân tỉnh táo lại.

Trường hợp nạn nhân không uống được thì cho uống từng ngụm nhỏ. Nước uống nên cho thêm một chút muối hoặc có thể dùng oresol pha đúng theo tỷ lệ khuyến nghị.

“Khoảng từ 12 -13h là thời điểm nắng nóng gay gắt nhấtvì vậy cần tránh đi ra ngoài trongkhoảng thời gian này. Công nhân lao động ngoài trời nên được cho nghỉ sớm hoặc tránh làm việc lúc nắng nóng”, Đại táPhạm Văn Tiến khuyến cáo.

Ngọc Minh

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

4 hours ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago