Hôm 16/12, chính phủ Hoa Kỳ thông báo việc bổ sung ngân sách hoạt động của NASA trong năm 2016 lên con số 19,3 tỷ USD – tức là cao hơn ngân sách hoạt động của năm 2015 là 1,3 tỷ USD. Mặc dù vậy, lần gia tăng ngân sách này của NASA không được giới chuyên môn đánh giá là sẽ tạo ra sự khác biệt và nhiều người dự đoán rằng năm 2016 sẽ lại là một năm “thắt lưng buộc bụng” của cơ quan này.
Thực tế, nguồn ngân sách rất có thể chỉ đủ để NASA thực hiện nốt những chương trình còn dang dở trong năm nay khi mà trong 18 tỷ USD để hoạt động trong năm 2015 thì có tới 80% số tiền này thuộc về kế hoạch hoàn thành trạm vũ trụ quốc tế ISS trước năm 2024, số tiền còn lại không đủ để chương trình thám hiểm Sao Hỏa của họ hoàn thành trước năm 2020 và có nguy cơ kéo dài đến tận năm 2030 nếu không được bổ sung. Đấy mới chỉ tính đến một trong những dự án khoa học đang được quan tâm nhất hiện nay của NASA.
Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, NASA rất ít khi được gia tăng ngân sách hoạt động. Thay vào đó, “ví tiền” của cơ quan này thường “mỏng” dần theo thời gian và không ít dự án khoa học đầy hứa hẹn đã phải hủy bỏ vì không đủ tiền. Thời điểm nguồn ngân sách của NASA đạt đỉnh là giai đoạn thực hiện chương trình Apollo với tỷ lệ 4,4% trong ngân sách liên bang. Sau khi chương trình này kết thúc thì trong giai đoạn 1970-2010, ngân sách của NASA chỉ chiếm 1% ngân sách liên bang, con số này tụt xuống 0,5% tính từ năm 2010 đến nay.
Sự suy giảm này bắt nguồn từ những quy định ngặt nghèo về vấn đề chi tiêu của các cơ quan liên bang do Quốc hội Hoa Kỳ quy định. Mặc dù vậy, cùng với việc tăng thêm 1,3 tỷ USD so với năm trước thì những nhà lập pháp của nước này cũng đã soạn thảo một dự luận riêng đối với việc bổ sung ngân sách cho NASA sẽ Quốc hội phê chuẩn vào ngày hôm nay trước khi trình lên để tổng thống Barack Obama ký duyệt.
Quản trị viên của NASA, ông Charles Bolden, cũng cho biết dự thảo mới sắp được thông qua sẽ cho phép NASA huy động thêm khoảng 1,2 tỷ USD từ những nhà tài trợ tư nhân. Nổi bật nhất hiện nay là SpaceX với dự án tàu vũ trụ Dragon và chương trình vận tải không gian kiểu mới CST-100 Starliner của Boeing. Mục tiêu trước mắt của NASA đối với số tiền gần 20 tỷ USD này là hoàn thành hệ thống tên lửa đẩy lớn nhất từ trước đến nay Space Launch System (SLS) đã kéo dài suốt 3 năm nay – dĩ nhiên trừ khi Elon Musk chế tạo ra được cái gì đó còn lớn hơn thế.
Theo ước tính, SLS sẽ tiêu tốn của NASA ít nhất là 2 tỷ USD trong ngân sách mới này. Ngoài ra, với số tiền được bổ sung thì NASA sẽ có thể ký thêm những hợp đồng đưa phi hành gia lên vũ trụ bằng tên lửa của các tập đoàn tư nhân, vì hiện này hầu hết những vụ phóng tàu vũ trụ của cơ quan này đều sử dụng tên lửa Soyuz của Nga và giá thành thì không rẻ chút nào: 75 triệu USD cho một phi hành gia.
Tham khảo TechInsider
Nguồn: GenK
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…