Thừa cân, béo phì ở trẻ em gây nhiều hậu quả xấu tới sức khỏe như đái tháo đường type 2, rối loạn chuyển hóa lipid máu và tăng huyết áp. Khi trưởng thành, những trẻ này có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì, các bệnh mạn tính không lây và hội chứng chuyển hóa. Một số nghiên cứu cho thấy có đến 30% trẻ béo sẽ trở thành người béo khi trưởng thành, kèm theo đó là các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường và ung thư…
Chế độ ăn cho trẻ béo phì cần lưu ý những gì?
Trẻ thừa cân, béo phì cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, đa dạng. Tăng cường ăn cá, hải sản và rau. Giảm đậm độ năng lượng của thức ăn bằng cách giảm thức ăn giàu chất béo, đường ngọt và tăng cường glucid phức hợp (ngũ cốc thô).
Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng và hạn chế ăn sau 20 giờ. Ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa chiều và bữa tối.
Không cho trẻ ăn nhiều quá, lượng thực phẩm mỗi bữa ăn phải phù hợp với tuổi. Nên cho trẻ ăn đủ các bữa trong ngày, không bỏ bữa và không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói trẻ sẽ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn.
Cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc sữa tươi không đường tách béo và giàu canxi.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ béo phì. |
Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau
Hạn chế các món rán, xào, nên cho trẻ ăn các món luộc, hấp và kho.
Hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga và các loại nước có nhiều đường.
Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn giàu năng lượng như xúc xích, humberger, gà tẩm bột chiên (KFC), mì tôm, kem, bánh kem, sôcôla và bánh ngọt.
Không dự trữ ở trong nhà các loại thức ăn giàu năng lượng như bơ, bánh kẹo, sôcôla, nước ngọt và kem.
Không cho trẻ ăn hoặc uống sữa trước giờ đi ngủ.
Hạn chế mỡ, phủ tạng động vật và da động vật.
Lưu ý trong dịp Tết trong nhà sẵn có bánh kẹo, nếu không hạn chế trẻ sẽ ăn nhiều dễ tăng cân, dịp sát tết có nhiều liên hoan tiệc tùng cũng dễ làm trẻ tăng cân.
Dịp Tết là dịp có nhiều cỗ bàn, đồ xào rán, thường cha mẹ bận không kiểm soát trẻ cũng dễ tăng cân.
Hoạt động thể lực cần được quan tâm, tạo điều kiện, khuyến khích trẻ
Cha mẹ cần quan tâm, tạo mọi điều kiện để giúp trẻ năng động và tích cực hoạt động thể lực. Tận dụng mọi cơ hội để giúp trẻ tăng cường hoạt động thể lực như đi bộ đến trường, leo cầu thang và chơi với em nhỏ…
Tập cho trẻ hoạt động thể lực hằng ngày 30-60 phút: Chạy, đá bóng, đạp xe và bơi. Cha mẹ nên tập cùng với trẻ để theo dõi và khuyến khích trẻ hoạt động.
Khi đến các nơi vui chơi công cộng, khuyến khích trẻ chơi các trò chơi làm tăng tiêu hao năng lượng như cầu trượt, leo dây và chơi trong nhà bóng.
Hạn chế thời gian ngồi xem tivi, video và trò chơi điện tử dưới 2 giờ/ngày. Cần cho trẻ được vui đùa và chạy nhảy vào những thời gian rảnh rỗi.
Hướng dẫn trẻ làm các công việc nhà: Dọn dẹp nhà cửa, góc đồ chơi của trẻ và gấp quần áo.
Theo TS Bùi Thị Nhung/Báo Sức Khỏe Đời Sống
Nguồn: Zing
Mạn sườn phải (hạ sườn) là vùng bụng dưới bờ sườn cũng chính là vị…
Các căn bệnh tiêu hoá thường gặp trong mùa thu đông như viêm loét dạ…
Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong những nguy cơ dẫn đến xơ gan, suy…
Trong các loại hình thể thao, bơi phối hợp các động tác vận động toàn…
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, đảm nhận chức năng…
Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…