Vị trí địa lý của Việt Nam chịu ảnh hưởng của miền nhiệt đới với bốn mùa xuân, hạ, thu đông. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm kèm theo những cơn bão gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Mưa bão cũng chính là thời điểm phát sinh nhiều căn bệnh liên quan đến đường ruột như táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Do đó việc đảm bảo chế độ ăn khoa học là giải pháp tối ưu bảo vệ hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ sức khỏe trong mùa mưa bão.
Mưa bão thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân. Song song với việc gia cố nhà cửa, phòng ngừa nước ngập tràn vào nhà việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe nói chung, nói riêng cần chế độ ăn khoa học kết hợp bảo quản thực phẩm đúng cách.
Chế độ ăn khoa học bao gồm nhóm tinh bột giàu chất xơ như khoai tây, bánh mì, gạo, mì ống và ngũ cốc. …
Nhóm rau củ quả như xu hào, cà rốt, bắp cải, khoai tây…
Khuyến cáo ăn nhiều cá, đa dạng các loại cá như cá quả, cá chép, cá rô…
Những thực phẩm giàu protein gồm trứng, hạnh nhân, ức gà, yến mạch, phô mai, bông cải xanh…
Lưu ý cắt giảm chất béo bão hòa, cắt giảm đường, muối…hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn và không lưu trữ đồ ăn quá lâu trong tủ lạnh, tuyệt đối không ăn những thực phẩm đã hết thời hạn sử dụng…
Các chuyên gia khuyến cáo những đồ ăn không để trong tủ lạnh trong mùa mưa bão gồm khoai tây do nhiệt độ thấp khiến tinh bột chuyển sang đường dẫn đến càng ăn càng béo và có nguy cơ tăng đường huyết. Hành tây khi để ở nhiệt độ thấp dễ bị mốc và thối. Bánh mỳ không được để trong tủ lạnh do không khí lạnh khiến bánh bị ỉu, thay đổi mùi vị hoặc sẽ bị khô, cứng lại.
Tương tự các loại hoa quả như chuối, táo, lê…khi để trong tủ lạnh quá lâu sẽ phá hủy các loại vitamin có trong các loại quả này.
Song song với giải pháp trên việc tuân thủ ăn chín, uống sôi, bổ sung probiotics trong mùa mưa bão là giải pháp hữu hiệu giúp duy trì hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Sữa chua và các loại thực phẩm lên men như kim chi, dưa chua… là nguồn cung cấp probiotics tuyệt vời giúp ngăn ngừa tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác. Lưu ý uống đủ lượng nước cần thiết từ 1,5 đến 2 lít nước/người/ngày. Ngoài ra cần duy trì các bài tập thể dục trong nhà như Aerobic, nhảy dây, Yoga, Zumba dance, Kick boxing…giúp tăng cường sức khỏe.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Trục não – ruột, tác động của hệ vi sinh đường ruột với bệnh đường tiêu hóa
Nhóm thực phẩm lên men tốt cho hệ vi sinh đường ruột
Thực phẩm có lợi cho tiêu hóa sẽ cải thiện hệ vi sinh đường ruột
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ngừa rối loạn tiêu hóa
Chế độ ăn Địa Trung Hải mang lại lợi ích gì cho hệ vi sinh đường ruột
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…