Categories: Mắt

Chăm sóc kính thuốc, mắt khi đeo kính

Mỗi người đeo kính vì thường nhiều lý do khác nhau. Có khi kính đối với một số người như một người bạn thân thiết và hữu ích, có khi chỉ là thời trang làm đẹp. Tuy nhiên nên hiểu và đối xử với “người bạn” kính thuốc hay kính thời trang này như thế nào?  Thông thường 2 năm một lần bạn nên đi khám mắt.

Khi nào ta nên đeo kính thuốc:

Tật khúc xạ bao gồm: viễn thị, cận thị, lão thị và loạn thị. Cho đến nay phương pháp khắc phục phổ biến, đơn giản, rẻ tiền nhất vẫn là kính gọng kinh điển.

Kính đọc sách chỉ dùng khi học, đọc và cho các công việc nhìn gần khác. Kính cận trên 3 đi-ốp và kính loạn thì phải đeo suốt ngày, trừ khi đi ngủ. Một số người nghiện đeo kính màu, cho dù trời chẳng hề nắng. Có thể hiểu là kính màu che nắng gió và bụi cho họ, đem lại cảm giác êm dịu và thư giãn. Cũng không nên quên mục đích trang trí và thời trang của đôi kính. Một số dị hình hay khiếm khuyết của mắt và vùng quanh mắt có thể nhờ đôi kính che giúp đi. Các ngôi sao ca nhạc, điện ảnh thích đeo là đeo chứ không vì mục đích cụ thể gì cả. Các mật vụ, các sao không muốn bị nhận diện và quấy rầy nên họ đeo kính râm, gọng to.

Nên chọn mắt kính như thế nào?

Có rất nhiều loại thủy tinh và chất dẻo (plastic) được dùng để sản xuất mắt kính.

Kính thủy tinh cho dù nặng nề hơn nhưng lại chống xước tốt hơn mắt kính plastic. Thế nhưng chỉ số khúc xạ của thủy tinh lại cao hơn plastic, do vậy kính thủy tinh nhìn nghiêng sẽ mỏng hơn kính plastic. Điều này giải thích cho đến nay, mắt kính thủy tinh vẫn bán chạy hơn mắt kính plastic. Một số nhà sản xuất như Crown Glass, High-lite có công nghệ riêng để sản xuất những mắt kính bằng thủy tinh loại có chỉ số khúc xạ cao, giảm bề dày của kính, hiệu quả thẩm mỹ tốt hơn. Kính còn được nhuộm màu khi có yêu cầu. Người ta trộn các tinh thể mầu halide bạc vào kính, tùy đậm độ khi gặp ánh sáng mặt trời kính sẽ chuyển màu sang màu xám, nâu.

Mắt plastic có trọng lượng chỉ bằng 50% của thủy tinh, hay trày xước mặc dù gần đã được cải tiến nhiều. RLX plus và Super shield đã sản xuất ra mắt kính bằng plastic chống xước tốt, ít bị mờ do đọng nước khi nhiệt độ thay đổi. Chất chống lóa được tráng lên mặt kính cho những khách hàng đặc biệt. Chất tạo màu kính cũng tương tự như kính thủy tinh.

Màu của mắt kính còn quan trọng để ngăn tia UV (tia tử ngoại) gây hại cho mắt. Ngoài ra để đáp ứng một số yêu cầu đặc biệt của điều trị bệnh đáy mắt bệnh nhân sẽ được khuyên nên đeo kính màu này, màu nọ.

Cấu trúc của kính có thể khác do yêu cầu của bác sĩ. Kính một tròng, hai tròng, đa tròng, kính dẹt ở đỉnh, kính nghiêng, kính dầy dần đều… là những cấu trúc đặc biệt của mắt kính đáp ứng cho các đơn kính khá đặc biệt

Lựa chọn gọng kính phù hợp

Gọng kính có thể là nhựa, kim loại, hợp kim, hay nhựa lõi kim loại. Gọng kim loại thường nhẹ, bền, dễ điều chỉnh nhưng hay bị ăn mòn hoặc oxi hóa. Gọng nhựa dẹp hơn do nhiều hoa văn màu sắc, cứng và giòn hơn. Gọng nhựa cũ thường hay gãy vỡ có thể gây nguy hiểm cho người đeo. Gọng có 3 bộ phận: vành mắt, cầu (bộ phận nối hai vành mắt), càng kính (đi ra sau để mắc vào tai), một số khớp và ốc vít. Chất liệu làm gọng kính đã được qui định là phải không gây kích ứng cho người dùng, không gây ung thư. Thế nhưng ở nước ta điều này rất khó thực hiện do không thể kiểm soát được nguồn kính và chất lượng kính.

Chăm sóc kính như thế nào?

Khi không dùng kính hãy để kính vào nơi cao ráo và an toàn. Kính có thể bẩn. Do vậy bạn có thể làm sạch kính mà không gây trày xước hay giảm tuổi thọ của kính:

Có thể dùng nước xà phòng loãng, nước rửa bát sau đó lau bằng rẻ mềm, không dùng nước nóng để rửa kính

Kính nên được để trong hộp kính, có bọc vải mềm xung quanh

Đừng bất cẩn khi đeo và tháo kính, hãy dùng cả hai tay và nhẹ nhàng

Không đặt kính theo chiều mắt kính tiếp xúc với mặt phẳng, để mắt kính lên phía trên để mắt kính khỏi xước.

Tránh để kính ra nơi nắng quá, nóng quá đặc biệt là kính nhựa

Kính bẩn quá có thể phải tháo rời, phải dùng dung dịch rửa đặc biệt và  máy rửa kính bằng siêu âm. Bạn hãy mang kính ra hiệu

Khi nào nên đi khám mắt gặp chỉnh quang viên hoặc bác sĩ:

Thông thường 2 năm một lần bạn nên đi khám mắt. Nếu thấy bất kỳ khó chịu gì khi mang kính thì nên đến ngay. Kính cận sẽ thay đổi số hàng năm. Kính viễn từ 3 đến 5 năm sẽ tăng một độ. Bạn nên sắp xếp thời gian để khám mắt và thay kính. Đeo kính lần đầu cần có thời gian để làm quen, đừng nên sốt ruột hoặc hoảng hốt. Chỉnh gọng kính, sửa chữa nhỏ kính tuy không khó nhưng cũng cần có kỹ năng và phải qua đào tạo. Bạn hay con cái bạn có thể thấy đau tai, mũi bị tím hay bẹp, gọng quá trễ…hay mang kính đến cho các kỹ thuật viên kính, họ sẽ giúp bạn khắc phục rất nhanh. Sau cùng là khi vứt bỏ kính hãy nghĩ đến các tổ chức từ thiện. Họ sẽ biết cách làm cho đôi kính cũ của bạn tiếp tục hữu ích.

Ts.Bs Hoàng Cương – BV Mắt TW

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago