Categories: Sức khoẻ

Cậu bé phải ngồi dưới ánh đèn 20 tiếng mỗi ngày để duy trì sự sống

Ismail Ali, đến từ thành phố Luton, Bedfordshire (Anh), mắc hội chứng Crigler-Najjar, một rối loạn chuyển hóa bilirubin rất hiếm gặp, khiến em phải ngồi dưới ánh đèn điện cả ngày.

Khi chào đời vào năm 2013, bé Ismail xuất hiện các triệu chứng của bệnh vàng da. Khi đó, các bác sĩ cho rằng tình trạng này không đáng lo ngại và sẽ biến mất trong một thời gian ngắn, nhưng chỉ một tuần sau, Ismail bắt đầu có dấu hiệu co giật. Các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm và phát hiện cậu bé có nồng độ bilirubin trong máu rất cao.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là cơ thể Ismail thiếu hụt một lượng lớn UGT (Uridine diphospho-glucuronosyltransferase), một loại enzyme rất quan trọng có tác dụng chuyển hóa bilirubin tại gan.

Thiếu hụt UGT khiến bilirubin tăng quá cao làm cho Ismail bị hôn mê, co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Để ổn định lượng bilirubin trong máu, cậu bé phải dành hầu hết thời gian trong ngày trên một chiếc giường đặc biệt có gắn đèn chiếu vàng da.

Ismail Ali
phải dành 20 tiếng mỗi ngày ở trên chiếc giường gắn đèn điện này. Ảnh: James Linsell-Clark/SWNS.

Shahzia Chaudhari, 43 tuổi, mẹ của cậu bé nói: “Mỗi ngày, Ismail dành 20 tiếng trên giường để chiếu đèn và chỉ có 2 tiếng đi học nếu cảm thấy đủ khỏe. Ismail không thể rời chiếc giường quá lâu và vui chơi như những đứa trẻ khác”.

Biện pháp điều trị duy nhất trong trường hợp của Ismail đó là ghép gan, nhưng bà Shahzia Chaudhari lo sợ cậu bé có thể không qua khỏi nếu tiến hành phẫu thuật. Gia đình Ismail có tiền sử phản ứng lại thuốc gây mê, do đó bà Chaudhari không muốn mạo hiểm mạng sống của con trai.

Hội chứng Crigler-Najjar là gì?

Đây là một rối loạn chuyển hóa bilirubin rất nghiêm trọng. Bilirubin là một chất độc hại có sắc tố màu vàng được tạo ra trong cơ thể khi hồng cầu bị phá vỡ. Chất này được chuyển hóa tại gan nhờ enzyme UGT và được đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.

Hội chứng Crigler-Najjar được chia thành hai loại:

Tuýp 1: Trong cơ thể gần như thiếu hụt hoàn toàn enzyme UGT, dẫn đến nồng độ bilirubin trong máu rất caovà bệnh nhân sẽ có biểu hiện vàng da kéo dài ngay từ sau khi sinh. Nếu bệnh nhân không được điều trị, đặc biệt trong những ngày đầu sau sinh, có thể xảy ra vàng da nhân, một dạng tổn thương não gây ra bởi sự tích tụ độc tố.

Tuýp 2: Hội chứng Arias, có đặc trưng bởi tình trạng hoạt động suy yếu của enzym UGT trong gan, có thể tiến hành điều trị nhằm thúc đẩy sự hoạt động của enzym UGT.

Ông bố tự làm cánh tay giả cho con trai bằng máy in 3D Sol Ryan phải cưa cánh tay khi chỉ mới 10 ngày tuổi. Bố của em đã tự chế tạo tay giả cho cậu bằng máy quét và máy in 3D.

Minh Hải
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

1 day ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

4 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

7 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

1 week ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago