Categories: Tin tức

Cặp y bác sĩ nhầm lẫn bệnh nhi khiến bé trai tử vong

Bác sĩ Hadiza Bawa-Garba và y tá Isabel Amaro đánh giá sai lầm và nhầm lẫn bệnh nhi Jack 6 tuổi (Anh), khiến bé qua đời sau 11 giờ nhập viện.

Sự nghiệp của bác sĩ Hadiza Bawa-Garba 39 tuổi và y tá Isabel Amaro 47 tuổi “sẽ đi đến hồi kết” sau khi để bé trai Jack Adcock 6 tuổi tử vong tại Bệnh viện Hoàng gia Leicester (Anh). Theo BBC, Jack vốn mắc hội chứng Down. Em nhập viện do nôn mửa và tiêu chảy sáng 18/2, tử vong sau đó 11 giờ, nguyên nhân được xác định là nhiễm trùng huyết dẫn đến ngưng tim. Bác sĩ Bawa-Garba, người vừa trở lại làm việc từ kỳ nghỉ thai sản, phải chịu trách nhiệm chính khi ra lệnh dừng cấp cứu cho Jack vì nhầm em với một bệnh nhân yêu cầu không thi hành cứu sống (*) đã xuất viện. 

Bác sĩ Hadiza Bawa-Garba (trái) và y tá Isabel Amaro (phải) được cho là trực tiếp gây ra cái chết của Jack. Ảnh: BBC.

Nhà chức trách cho biết, Bawa-Garba không hỏi tên bệnh nhi, thậm chí không nhớ có nhìn mặt cậu bé hay không. Bà không xem kết quả xét nghiệm máu, chẩn đoán Jack bị viêm ruột và kê sai thuốc kháng sinh. Thừa nhận đã mắc sai lầm trước tòa, vị bác sĩ tự bào chữa đã làm việc liên tục 12 tiếng không nghỉ nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Trong khi đó, nữ y tá Amaro một mực khẳng định không góp phần vào cái chết của bệnh nhi 6 tuổi dù chính bà là người đầu tiên đánh giá tình trạng của Jack mà không có bằng chứng nhận về nhi khoa. Sau khi sự việc bị phát hiện, hai phụ nữ đã buộc phải rời khỏi bệnh viện.

Jack qua đời khi mới 6 tuổi vì nhiễm trùng huyết dẫn đến ngưng tim. Ảnh: BBC.

Mẹ của Jack là Nicky đau đớn: “Jack bị bỏ quên ngay từ khi bước vào bệnh viện. Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho bản thân vì đưa con đến đó. Tôi có thể chăm sóc con tốt hơn họ. Tôi thực sự tức giận khi nghĩ con mình có thể vẫn còn đến ngày hôm nay nếu họ làm đúng bổn phận”. Bố Jack là Vic chia sẻ thêm: “Tôi ước gì mình có thể tha thứ cho họ nhưng không biết liệu có làm được không”.

Tòa án kết luận cặp y bác sĩ phạm tội ngộ sát vì không ai trong số họ “mang đến cho Jack sự ưu tiên mà đáng lẽ cậu bé ốm yếu phải được hưởng”. Tuy nhiên, Bawa-Garba là người chăm sóc duy nhất cho con trai 5 tuổi bị tự kỷ còn Amaro có vấn đề tâm thần nên cả hai sẽ không phải vào trại giam mà chịu 2 năm tù treo.

(*) Lệnh không thi hành cứu sống (DNR) là yêu cầu không sử dụng phép phục hồi tim phổi (CPR) nếu bệnh nhân ngừng tim hoặc ngừng thở dựa trên nguyện vọng của người bệnh cùng gia đình, được bác sĩ ghi trong hồ sơ. Trong điều kiện bình thường, đội ngũ y tế vẫn duy trì điều trị và đảm bảo sự thoải mái cho bệnh nhân DNR.

Minh Nguyên

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago