Khi chúng ta sinh ra, cha mẹ luôn quan tâm chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ. Nhưng tới khi cha mẹ ốm đau, già yếu, liệu mấy người có thể làm tròn chữ “hiếu” phận làm con.
Ông Phương năm nay đã 60 tuổi, ông sống cùng con trai, con dâu và cháu trai. Ngày còn trẻ ông lão chăm chỉ làm việc, sau bao năm cật lực nuôi con lớn, trưởng thành, rồi lấy vợ. Người con trai của ông lão cũng rất chăm chỉ làm lụng. Rồi cũng tới những ngày tháng ông được an nhàn hưởng phúc tuổi già.
Nhưng năm tháng trôi qua, ông Phương ngày một già yếu, bệnh tật liên miên. Thời gian đầu thương cha, anh Khôi và vợ cũng chăm sóc cha tận tình chu đáo. Nhưng lâu dần, vừa làm việc kiếm tiền, vừa lo toan gia đình mà vẫn phải chăm sóc cho người cha cả ngày nằm trên giường, người con trai bỗng dần thấy chán ghét cha mình. Anh ta thầm mong ông Phương ra đi sớm để gia đình bớt đi gánh nặng. Nhất là cô con dâu, hễ thấy ông đại tiện ra giường là cô nổi cơn tam bành, mắng nhiếc thậm tệ khiến ông Phương nhiều lần nghĩ đến cái chết.
Ảnh minh họa.
Tối hôm ấy, ông Phương lại đại tiện ra giường, ông cố gượng dậy vì không muốn phiền đến con trai và con dâu nhưng không thành mà còn bị ngã xuống đất. Khôi thấy vậy liền buông lời trách cứ: “Cha, cha đại tiện ra đấy thì gọi một tiếng, cha xem giờ cả giường chỗ nào cũng dính phân, dọn thế nào được.” Ông Phương rơm rớm nước mắt: “Con à, cha đã liên lụy các con nhiều rồi nên muốn tự mình làm, nhưng không ngờ lại ra như vậy.”
“Làm, làm, làm. Ông thì làm được cái gì? Hay ông thấy chúng tôi rảnh rỗi quá nên bày ra cho chúng tôi dọn?” Cô con dâu lớn tiếng mắng mỏ.
Ông Phương chỉ im lặng, đợi con trai thay xong giường chiếu, ông mới gọi con đến rồi bảo con cõng mình lên núi ném xuống vực, chết sớm đầu thai sớm chứ ông không muốn tiếp tục sống chịu tội như vậy. Nghe xong, Khôi chỉ buông 1 câu: “Cha muốn con mang tội cả đời hay sao?”
“Con à, giờ cha nằm một chỗ chẳng làm gì được, nếu còn đi lại được thì sẽ chẳng phiền đến các con. Cha thấy sống không bằng chết, con thương cha thì cho cha toại nguyện. Gia đình cũng đang lúc khó khăn, con chỉ cần ném cha xuống vách núi, đỡ tốn tiền mua quan tài, làm hậu sự. Đây là cha tự nguyện, không liên quan đến con, có ông trời làm chứng.” Ông Phương bình tĩnh nói ra những lời tâm can.
Khôi không đồng ý, nhưng trong lòng anh vẫn nghĩ về những lời cha nói. Thời gian sau, ông mắc viêm phổi. Phải vừa chạy đôn đáo vào viện vừa lo công việc, đôi lúc anh thấy quá mệt mỏi, bực tức cáu giận với ông. Ông Phương càng buồn rầu, lại nhắc lại nguyện vọng lần trước.
Lúc này vợ anh rỉ tai chồng: “Cha nói đúng đấy, cha đi sớm cho nhẹ nhàng thanh thản. Em thấy chúng ta cứ đan một cái giỏ to một chút, cho cha ngồi vào, cõng lên núi, rồi đẩy nhẹ một cái là xong…”
Ngày hôm sau, Khôi đã đan xong chiếc giỏ. Mặt Trời vừa khuất núi, hai vợ chồng liền cõng cha ra đi. Ông lão gầy gò nhưng sao anh bước đi nặng chình chịch. Trên đường, anh không ngừng miên man nghĩ tới đủ mọi chuyện. Nghĩ về thời gian trước hồi anh còn nhỏ, cha từng cưng chiều anh mỗi lần anh ốm, rồi lại nghĩ tới sau này không có cha nữa sau này ra sao, lại nghĩ tới những lúc ông cụ nằm liệt giường, v.v..
Lên đến đỉnh núi, vừa đặt chiếc giỏ xuống, cả hai phát hiện cậu con trai vẫn theo sau nãy giờ, cùng quay lại hỏi con: “Minh, sao con lại đến đây, đã bảo là ở nhà cơ mà, con mau về nhà ngay cho bố mẹ!” Đứa con nhất định không về khiến Khôi nổi giận: “Con có về không hay muốn ăn đòn?”
Minh nhanh nhảu nói: “Bố mẹ, lát nữa xong việc hai người nhớ mang cái giỏ về cho con nhé! ”
“Mang về làm gì?” Khôi hỏi con.
“Thì để khi nào bố mẹ già rồi, con sẽ dùng nó để đưa hai người lên đây.” Minh trả lời một cách ngây ngô. Lúc ấy, cậu bé cứ nghĩ bố mẹ mang ông lên đẩy xuống như trò chơi cầu trượt.
Câu nói của cậu con trai khiến ông Phương bật khóc. Nghe thấy lời của con trai, hai vợ chồng anh Khôi cũng sững lại, mắt rươm rướm nước mắt. Giờ anh ta mới như thức tỉnh khỏi cơn mê. Nhớ lại khoảng thời gian cha già vất vả, lam lũ nuôi nấng anh trưởng thành, để rồi giờ đây anh lại đang tâm bỏ cha mình già yếu nơi núi cao hoang vắng.
Cuối cùng, Khôi bảo vợ: Chúng ta hãy đưa cha về nhà! Chị vợ cũng không nói gì, lúc này chị mới hiểu được ý nghĩa của câu “nhân quả”.
Nhờ đứa cháu nhỏ mà ông Phương không những giữ được cái mạng già, mà những ngày cuối đời của ông cũng tươi sáng hơn. Cô con dâu trước đây sống chết cũng không chịu động tay chăm ông thì giờ đã chủ động giúp cha tắm rửa, còn mua nhiều loại thuốc bổ cho ông dùng. Minh cũng ngày ngày bên cạnh, chơi đùa trò chuyện với ông, làm ông vui cười.
Tâm tình chuyển biến, bệnh tình của ông cũng dần tốt lên, chưa đầy 3 tháng sau, ông đã có thể xuống giường đi lại. Ông sống thọ đến 99 tuổi, trở thành người sống thọ nhất trong thôn. Ai ai cũng hết lời khen vợ chồng Khôi hiếu thảo hiếm có và mừng cho ông Phương được hưởng phúc về già.
Câu chuyện là một bài học nhân văn và sâu sắc cho mọi thế hệ. “Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lí muôn đời trong việc đối nhân xử thế. Không có cha mẹ, không có người sinh thành, dưỡng dục thì làm sao có ta của ngày hôm nay. Câu nói của đứa con nhỏ giống như “luật nhân quả” mà đời người sẽ phải gánh chịu. Hãy đối xử thật tốt với cha mẹ mình, hãy làm tấm gương thật sáng để con cháu đời sau có thể nhìn vào và noi theo. Đừng để cuộc sống của chính mình phải hối hận về những lầm lỗi của bản thân.
Video: Người con hiếu thảo
Quỳnh Chi (TH)
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…