Viêm màng não mô cầu – bệnh xuất hiện cả ở người lớn
Có tên khoa học là Neisseria meningitidis, bệnh viêm màng não mô cầu là bệnh lây qua đường hô hấp và cả qua tiếp xúc ngoài da, vật dụng của người bệnh. Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứng về thần kinh nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng. Đặc biệt, đây không phải là bệnh chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà ngay cả người trưởng thành khỏe mạnh cũng hoàn toàn có nguy cơ bị bệnh và tử vong.
Mới đây, ngày 23/2/2016, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hải Dương đã báo cáo về trường hợp bệnh nhân đầu tiên tử vong vì căn bệnh này là em Đỗ Thị Xuyến (sinh năm 1998), trú tại phường Tứ Minh là học sinh lớp 12, trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh, thành phố Hải Dương. Theo báo cáo, em X. chỉ bị sốt nhẹ, đau đầu ngày 20/2. KHoảng 19h hôm đó, em bị ngã khi đi vệ sinh nên gia đình đã đưa đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
Sau đó, do có dấu hiệu xuất huyết nên nên bệnh nhân được chuyển lên hội chẩn và chuyển lên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tại Bệnh viện 108, bệnh nhân có dấu hiệu sốc nhiễm trùng, suy hô hấp, rối loạn đông máu và được kết luận nhiễm khuẩn huyết/viêm màng não mủ do não mô cầu sau khi xét nghiệm. Bệnh nhân đã tử vong vào ngày 22/2.
Dấu hiệu nhận biết và phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu
Viêm màng não mô cầu là một trong những bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm vì nó rất dễ lây nhiễm và có thể khiến người bệnh tử vong trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện triệu chứng.
Một bệnh nhân nữ được điều trị viêm não mô cầu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (Ảnh: Vnexpress)
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, bệnh viêm màng não do não mô cầu có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, nhưng nguy cơ cao ở trẻ em và người già do sức đề kháng kém. Bệnh gây 2 bệnh lý chính là viêm màng não mủ và nhiễm trùng máu, đều nguy hiểm vì có thể gây sốc, tử vong nhanh chóng.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh:
– Sau khi nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể ủ bệnh 5-7 ngày, sau đó thấy các triệu chứng như: Sốt cao (39-40 độ C), đau đầu, buồn nôn, cứng cổ, co giật, ban huyết hoặc mụn nước…
– Sau 1-2 ngày không được điều trị sẽ có biểu hiện như lơ mơ, hôn mê, sốc
– Một số người bệnh còn có thể có biểu hiện viêm họng, nhiễm trùng huyết…
Đây là bệnh có diễn biến rất nhanh và nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, tổ chức Y tế Thế giới khuyên người dân cần chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm vaccine, giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt.
Hiện nay, ở nước ta có vaccin phòng viêm màng não mô cầu týp A và C. Vaccin phòng bệnh này được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và cho người lớn có nguy cơ bị bệnh cao (người đang sống trong vùng có dịch xảy ra, những người đi du lịch tới các vùng đang có dịch…).
Do bệnh dễ gây thành dịch nhất là trong các nhà trẻ, gia đình, khu phố nên biện pháp phòng bệnh cần vệ sinh răng miệng, môi trường sạch sẽ, cách ly người bệnh.
Khi có các biểu hiện như: sốt, đau họng, cổ cứng, xuất hiện tử ban trên da (ban màu tím, thâm đen), nôn, đau đầu dữ dội… cần đến ngay cơ sở y tế.
Nguồn: Afamily
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…
Đi bộ là môn thể thao đơn giản không cần thiết bị tập, không mất…
Duy trì tập luyện thể thao hàng ngày mang lại những lợi ích thiết thực…
Hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo được trồng làm cây cảnh trong vườn…