Hiểm hoạ từ tấm chắn nôi
Tấm chắn nôi (crib bumpers) được chế tạo ra để tránh việc trẻ em bị va đầu vào thành nôi hay bị lọt tay chân ra ngoài nôi khi ngủ. Tuy nhiên, có lẽ các nhà chế tạo ra tấm chắn này không thể ngờ rằng có ngày nó trở thành thủ phạm giết người!
Đã có một nghiên cứu về vấn đề này xuất bản trên tạp chí Nhi Khoa (Journal of Pediatrics) vào ngày 24/11 vừa qua của nhóm các nhà nghiên cứu, dẫn đầu là tiến sĩ Scheers. Số ca tử vong ở trẻ nhỏ do bị ngộp thở lúc ngủ vì úp mặt vào tấm chắn nôi ngày càng tăng. Thậm chí phần lớn tử vong do ngộp thở là do tấm chắn nôi chứ không phải một vật gì khác có trong nôi như gối, đồ chơi.
Các nhà khoa học cũng kết luận rằng tấm chắn nôi không hề có lợi ích gì vì đầu trẻ có đụng vào thành nôi cũng không gây nguy hiểm tính mạng, các thanh nôi có thể được làm khít hơn để bé không bị lọt tay chân ra ngoài.
Hiện tại, Hiệp hội Nhi khoa Mỹ, Viện Sức khoẻ Quốc gia Mỹ, và Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật của Mỹ đều kêu gọi ngừng việc sử dụng tấm chắn nôi.
Nguyên tắc ngủ an toàn cho bé dưới 1 tuổi
Không chỉ riêng tấm chắn nôi mà vài nguyên nhân khác cũng dẫn đến việc đột tử ở trẻ em do ngạt thở lúc ngủ ở trẻ dưới 1 tuổi tại Mỹ. Do đó, việc cho bé ngủ đúng cách, đúng khoa học là rất quan trọng để bảo vệ tính mạng của con bạn.
Những nguyên tắc sau là những nguyên tắc căn bản cho một giấc ngủ an toàn cho bé:
1. Lúc nào cũng phải để bé ngủ nằm ngửa, lưng áp sát mặt nệm. Điều này rất quan trọng, nhất là với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Sau này khi bé biết lật người qua lại thì nếu bé có lật nằm úp khi ngủ cũng sẽ tự biết lật ngửa trở lại nếu cảm thấy ngộp thở.
2. Không cho bé nằm gối, đắp chăn, hay cầm đồ chơi gì khi ngủ. Nơi ngủ của bé phải sạch sẽ, không có bất kỳ thứ đồ gì cả, kể cả gối nằm.
3. Nơi ngủ của bé phải là một mặt phẳng đủ cứng để khi bé nằm không bị lún xuống sẽ dễ bị ngộp thở nếu mũi của bé bị che mất.
4. Nên để bé ngủ một mình trong nôi. Nhưng nên để nôi đó cùng phòng với phòng ba mẹ bé thay vì để ở phòng riêng.
5. Không sử dụng tấm chắn nôi!
Chỉ cần tuân thủ những điều đơn giản này, bạn đã giảm thiểu khả năng đột tử khi ngủ cho bé rồi đấy!
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Minh (32 tuổi) tốt nghiệp Tiến sĩ Khoa học tại Đại học Y Albert Einstein, Bronx, New York, Mỹ năm 2014. Với kinh nghiệm và kiến thức y học sẵn có, chị sẽ đưa ra lời khuyên cho độc giảZing.vncách chăm sóc sức khỏe hợp lý, tư vấn cho các bà mẹ kiến thức nuôi con hợp dinh dưỡng và thông minh.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Minh – MClub
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…