Categories: Tin tức

Cân nhắc ban bố cảnh báo y tế toàn cầu đối với dịch Zika

Ngày 1/2, Ủy ban Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã họp để xem xét việc ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với virus Zika, căn bệnh đang gây ra những biến chứng thai nhi nghiêm trọng tại khu vực Nam Mỹ. Cuộc họp diễn ra dưới hình thức thảo luận qua điện thoại giữa các quan chức đầu ngành của WHO, đại diện các quốc gia có dịch và các chuyên gia trên toàn thế giới.

Virus Zika được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng đầu và não nhỏ bất thường.

Dự kiến, kết quả cuối cùng của cuộc họp sẽ được công bố vào hôm nay ngày 2/2. Cho tới nay, tinh hình dịch bệnh Zika do Ủy ban Khẩn cấp của WHO theo dõi xử lý, cho thấy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.

Trong khi những chỉ trích vì phản ứng chậm chạp trước sự bùng nổ của dịch Ebola vẫn chưa kết thúc, WHO lại đang tiếp tục đương đầu với áp lực lớn về việc nhanh chóng đưa ra những biện pháp ứng phó cần thiết với sự bùng phát của dịch bệnh Zika. Hồi tuần trước, WHO đã cảnh báo dịch bệnh Zika do muỗi lây truyền đang “bùng phát mạnh mẽ” tại các quốc gia châu Mỹ, với số lượng các ca nhiễm bệnh có thể sẽ lên tới 4 triệu ca trong năm nay.

Tuy các triệu chứng mắc bệnh không đáng ngại khi người bệnh chỉ có biểu hiện sốt nhẹ, đau đầu, đau người và phát ban nhưng virus Zika được cho là nguyên nhân dẫn tới di chứng nặng nề đối với thai nhi, gây ra tình trạng đầu và não nhỏ bất thường. Hiện chưa có cách điều trị nào đối với dịch bệnh này và WHO cho biết sẽ mất khoảng 1 năm để có thể điều chế vaccine phòng bệnh dịch này.

Brazil là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và cũng là quốc gia đầu tiên đưa ra cảnh báo hồi tháng 10/2015 khi phát hiện ra một loạt ca sơ sinh đầu nhỏ tại miền Tây Bắc quốc gia này. Nhiều quốc gia khác trong khu vực như Colombia, Ecuador, El Salvador, Jamaica và Puerto Rico thậm chí cảnh báo phụ nữ không nên mang thai cho tới khi dịch bệnh này được kiểm soát.

Hiện virus Zika cũng đã lây lan ra các khu vực khác như châu Âu và Bắc Mỹ, chủ yếu các ca bị lây nhiễm sau khi đi du lịch ở vùng có dịch về.

WHO cũng đưa ra một số cảnh báo đối với khách du lịch là nên tránh những nguồn nước tù đọng, nơi muỗi có thể sinh sản và bôi các loại kem chống muỗi và ngủ trong màn để tránh muỗi.

Ngày 31/1, Bộ Y tế cho biết theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh do virus Zika đang diễn biến phức tạp trên thế giới với tốc độ lây lan nhanh. Đến nay, có trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh do virus Zika, chủ yếu là các nước khu vực châu Mỹ.

Bộ Y tế khẳng định Việt Nam hiện chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh do virus Zika. Tuy nhiên, để chủ động phòng chống dịch xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế triển khai tốt các hoạt động kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu quốc tế; giám sát chặt chẽ các hành khách nhập cảnh, đặc biệt những người đi về từ những vùng đang có dịch để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cách ly, xử lý kịp thời. Các bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế chủ động lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ có đi về từ vùng dịch gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh xét nghiệm virus Zika nhằm phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh.

K.Thi

Nguồn: Đại đoàn kết

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago