Tăng cường kẽm cho cơ thể giúp trị tàn nhang hiệu quả |
Không thiếu người rầu rĩ vì da tuy không nám nhưng lại lốm đốm tàn nhang khi ra nắng. Đáng tiếc vì nhiều nạn nhân không ngờ là do cơ thể tích lũy quá nhiền chất đồng.
Chất này tiếp tay gây nhiễu loạn hắc tố khi gặp tia tử ngoại. Biện pháp phổ đối phó lại không thể theo con đường dùng ngoài mà phải vận dụng nguyên tắc tương tranh giữa các khoáng tố vi lượng.
Thay vì sử dụng các hãng mỹ phẩm, bạn nên dùng thuốc có khoáng tố kẽm với lượng thấp, không hơn 15mg mỗi ngày, nhưng đều đặn. Hễ đủ kẽm thì đồng sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm ăn được nhiều nhất được tính theo thứ tự sau:
1. Sò: 13,40mg; 2. Củ cải: 11,00mg; 3. Cùi dừa già: 5mg; 4. Đậu Hà Lan (hạt): 4mg; 5. Đậu tương 3,8mg; 6. Lòng đỏ trứng gà: 3,7mg; 7. Thịt cừu: 2,9mg; 8. Bột mì: 2.5mg; 9. Thịt lợn nạc: 2,5mg; 10. Ổi: 2,4mg; 11. Gạo nếp giã: 2,3mg; 12. Thịt bò: 2,2mg; 13. Khoai lang: 2mg; 14. Gạo tẻ giã: 1,9mg; 15. Lạc hạt: 1,9mg; 16. Kê: 1,5mg; 17. Thịt gà ta: 1,5mg; 18. Rau ngổ: 1,48mg.
Kẽm là dưỡng chất rất quan trọng. Cung cấp đủ kẽm cho cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn và các vết thương mau lành. Kẽm còn khiến bệnh cúm nhanh khỏi và ít trở nặng, hỗ trợ tuyến giáp, thậm chí làm chậm quá trình lão hóa.
Trong một nghiên cứu vào tháng 6 được đăng trên tờ Journal of Biological Chemistry, kẽm được cho là có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhịp tim và giảm nguy cơ suy tim. Cơ thể chúng ta không đòi hỏi quá nhiều kẽm, chỉ 8 mg ở phụ nữ và 11 mg ở đàn ông mỗi ngày.
ND (Tổng hợp)
Nguồn: Báo Đất Việt
Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…
Trong cuộc sống có những thời điểm không thể tránh khỏi hơi thở có mùi…
Khuôn mặt mỗi người mang những nét đặc trưng riêng phản ánh tính cách và…
Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…
Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…
Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…