Bệnh Alzheimer (AHLZ-high-merz) là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Để phòng bệnh Alzheimer không hề đơn giản. Theo y học, sau tuổi 75 não bộ của con người lão hóa mạnh mẽ nên trí nhớ bị suy giảm lúc nhớ lúc quên, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và gây phiền toái cho những người xung quanh.
Tuy nhiên có một bệnh lý về não gây suy giảm trí nhớ, suy nghĩ và kĩ năng suy luận. Căn bệnh mà mỗi khi nghĩ tới ai cũng đều “hoảng sợ” đó là Alzheimer.
Những đặc điểm của bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer (AHLZ-high-merz) là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Bệnh Alzheimer’s không phải là bệnh lão khoa thông thường hoặc bệnh thần kinh.
Bệnh Alzheimer chiếm khoảng 60% đến 80% trường hợp suy giảm trí nhớ. Tại Mỹ, có hơn 5 triệu người đang chung sống với bệnh Alzheimer. Số lượng người Mỹ mắc bệnh Alzheimer và các chứng suy giảm trí nhớ khác sẽ tăng lên mỗi năm khi tỉ lệ dân số Mỹ ở độ tuổi trên 65 tiếp tục gia tăng.
Alzheimer là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ
Hệ quả của bệnh Alzheimer’s
Alzheimer là một bệnh lý về não có thể dẫn đến tử vong, gây ra sự suy giảm từ từ về trí nhớ, suy nghĩ và kĩ năng suy luận. Bệnh Alzheimer, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống người bệnh mà cả những người chăm sóc cho bệnh nhân.
Chăm sóc người bệnh Alzheimer thường gặp rất nhiều khó khăn. Đã có rất nhiều gia đình trông nom người bệnh đã phải trải qua những cảm xúc vô cùng căng thẳng và dẫn đến trầm cảm.
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh
+ Tình trạng suy giảm trí nhớ làm xáo trộn cuộc sống thường ngày.
+ Gặp khó khăn khi lập kế hoạch hay giải quyết vấn đề.
+ Gặp khó khăn khi hoàn thành các công việc quen thuộc ở nhà, tại nơi làm việc hay khi vui chơi.
+ Lú lẫn về thời gian hoặc nơi chốn.
+ Gặp khó khăn trong việc hiểu các hình ảnh trực quan và mối quan hệ trong không gian.
+ Phát sinh những khó khăn mới về từ ngữ khi nói hoặc viết.
+ Đặt đồ vật nhầm chỗ và mất khả năng hồi tưởng lại các bước.
Dấu hiệu của Alzheimer: suy giảm trí nhớ, lú lẫn về thời gian, tính cách thay đổi…
+ Giảm khả năng phán đoán hay đánh giá kém.
+ Rút lui khỏi công việc hay các hoạt động xã hội (do không theo kịp các hoạt động)
+ Tâm trạng và tính cách thay đổi.
Chế độ ăn uống để phòng bệnh Alzheimer
Chế độ ăn uống với tên gọi MIND được xem là giúp giảm hơn một nửa nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ nếu tuân thủ nghiêm ngặt và giảm khoảng 35% nếu tuân thủ một cách vừa phải.
MIND là sự kết hợp giữa hai chế độ ăn uống vùng Địa Trung Hải và chế độ ăn uống hướng đến phòng ngừa cao huyết áp DASH.
Chế độ ăn này sẽ lấy ngũ cốc, rau, đậu, thịt gia cầm, cá làm chính và hạn chế thịt đỏ, bơ, bánh kẹo.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, muốn đạt hiệu quả cao hơn, người thực hiện chế độ ăn MIND nên kết hợp thêm một số yếu tố phi dinh dưỡng khác như tập thể dục, không hút thuốc lá và thường xuyên đọc sách, giải câu đố để bắt não luôn hoạt động.
Kết luận
Bệnh Alzheimer là một dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay gây ảnh hưởng đến khả năng về trí lực và giao tiếp xã hội. Độ tuổi trung bình thường mắc từ 65 trở lên. Sự thoái hóa mô não đang bình thường với nhiều nguyên nhân chưa được biết rõ, gây nên sự suy sụp dần dần trí nhớ và trí tuệ bệnh nhân.
Để hạn chế mắc và phòng bệnh Alzheimer nguy hiểm này, chúng ta cần sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh suy nghĩ căng thẳng, stress…Ngoài ra cần đảm bảo chế độ ăn nhiều đậu, rau xanh, hoa quả, hạn chế ăn các loại thịt đỏ, bánh kẹo, đường sữa…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…