Categories: Thần kinh

Chú ý khi sơ cứu bệnh nhân lên cơn động kinh

Động kinh là một loại bệnh nguy hiểm xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi đầu từ lúc còn trẻ. Hiện, tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 0,4 – 0,5 % dân số. Bệnh còn được biết đến với các tên gọi khác như kinh phong, phong sù, kinh giật …với những biểu hiện đặc biệt, dễ nhận ra.

Khi lên cơn động kinh, nếu biết cách xử trí thì mọi việc sẽ được giải quyết đơn giản hơn, ngược lại sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí dẫn đến tử vong. Đặc biệt đối với căn bệnh này khi sơ cứu có những điều cần đặc biệt kiêng kỵ.

Bệnh động kinh chia làm 2 loại (động kinh nguyên phát và thứ phát)

Động kinh thứ phát (do hậu quả từ các bệnh khác gây nên)

+ Chấn thương sản khoa.

+ Trẻ sinh ra bị ngạt, não bộ phát triển không tốt, dị hình mạch máu não, não tụ nước.

+ Tổn thương não, viêm màng não, viêm màng não mủ, nhiễm ký sinh trùng não, u não…

Bệnh động kinh

Bệnh động kinh nguyên phát

+ Do yếu tố di truyền.

+ Do tuổi tác.

+ Do rối loạn nội tiết.

+ Do đến kỳ kinh nguyệt (trước và trong kỳ kinh nguyệt)…

Bệnh động kinh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

+ Gây trở ngại đến việc học tập, lao động (nếu Bệnh có thể dẫn đến chậm phát triển trí tuệ bị bệnh từ nhỏ).

+ Có thể làm thay đổi nhân cách, tính tình gây phiền phức và trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội… 

Bệnh động kinh có thể dẫn đến chậm phát triển trí tuệ…

Đặc điểm của bệnh động kinh (thường lên cơn động kinh)

+ Cơn động kinh điển hình.

+ Cơn động kinh không điển hình.

Diễn biến của một cơn động kinh điển hình (3 giai đoạn)

Đặc điểm:

+ Cơn động kinh xuất hiện rất đột ngột.

+ Người bệnh thường kêu lên một tiếng rồi ngã lăn ra đất, mất ý thức hoàn toàn.

1.Giai đoạn co cứng (thời gian xảy ra khoảng một phút)

+ Người bệnh co cứng toàn bộ các cơ tứ chi (2 tay và 2 chân) ở thân, ngực.

+ Biểu hiện hai tay co, hai chân duỗi.

+ Người tím tái, ngưng thở.

2. Giai đoạn co giật (kéo dài khoảng vài phút):

+ Giật cơ từng đợt đều đặn có nhịp.

+ Hai mắt trợn trừng, nhấp nháy.

+ Miệng sùi bọt trắng có lẫn máu.

3. Giai đoạn hôn mê, lú lẫn

+ Sau giai đoạn co giật, người bệnh vào giai đoạn hôn mê sâu.

+ Thở rống (thở rất to), tiểu không tự chủ.

Diễn biến cơn động kinh không điển hình

Đối với cơn động kinh không điển hình, người bệnh chỉ mất ý thức và té ngã (không lên cơn co giật, sùi bọt mép…)

Phương pháp sơ cứu khi bệnh nhân bị lên cơn động kinh

+ Đỡ bệnh nhân nằm xuống mặt phẳng.

+ Để đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên để tránh làm tắt đường thở do dị vật. 

Để đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên để tránh làm tắt đường thở do dị vật…

+ Hút đờm nhớt, lấy thức ăn trong miệng bệnh nhân ra để lưu thông đường thở.

+ Ngáng lưỡi bệnh nhân bằng đũa có quấn khăn hoặc dùng miếng cao su cứng (tránh trường hợp bệnh nhân cắn vào lưỡi).

+ Nới rộng cổ áo, thắt lưng (cởi dây áo lót đối với nữ) để bệnh nhân dễ thở hơn.

+ Lót dưới đầu bệnh nhân tấm vải mềm hay gối để giảm sang chấn khi co giật.

+ Dùng tay đè lên các khớp lớn (khớp gối) để giảm nguy cơ trật khớp do co giật.

+  Để môi trường thông thoáng, không tụ tập đông người để bệnh nhân dễ thở hơn.

Lưu ý: nếu cơn co giật kéo dài quá 5 phút, sau đó lại có cơn thứ hai ngay (hoặc bệnh nhân khó thở hoặc không thở được) thì phải đưa đi cấp cứu ngay.

Những điều đặc biệt kiêng kỵ

+ Không nhỏ chanh, cam thảo hay bất cứ chất nào khác vào miệng bệnh nhân.

+ Tuyệt đối không cho bệnh nhân uống thuốc (nguy cơ làm tắt đường thở) gây tử vong. 

Không nhỏ chanh, cam thảo hoặc cho uống thuốc khi bệnh nhân lên cơn động kinh

+ Không tạt nước vào mặt bệnh nhân để bệnh nhân tỉnh lại.

+ Không cho các vật cứng (như thìa, muỗng) vào trong miệng bệnh nhân (vì các cơn co giật có thể làm bệnh nhân gãy răng)…

Kết luận

Theo y học hiện đại, động kinh là căn bệnh do sự phóng điện bất thường của tế bào thần kinh não bộ gây nên, là hội chứng mãn tính não bộ do chức năng hệ thần kinh trung ương bất thường với những đặc điểm xảy ra đột ngột và thường hay tái phát.

Khi lên cơn động kinh, người bệnh thường ngã ra đất, mất ý thức, toàn thân tím tái, co giật mạnh, khó thở…Vì vậy, phương pháp sơ cứu cần thiết cho bệnh nhân lúc này là để bệnh nhân nằm trên mặt phẳng, đầu nghiêng về một bên, lưu thông đường thở cho bệnh nhân, ngáng đũa hoặc miếng cao su để cho bệnh nhân khỏi cắn vào lưỡi…Đặc biệt không được sử dụng nước chanh, cam thảo hoặc cho bệnh nhân uống thuốc hạ cơn lúc này vì sẽ bít đường thở dẫn đến tử vong.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago