Cà pháo muối tuy không có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng lại là món khoái khẩu của nhiều người. Việc ăn quá nhiều và ăn không đúng cách sẽ sản sinh độc tố gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, để tránh ngộ độc khi ăn cà muốn, bạn nên ăn khi cà đã muối chín, đủ độ chua, tránh ăn cà muối xổi vì cà muối xuổi có hàm lượng nitrat cao bị chuyển hóa thành nitrit do vi sinh vật có trong cà muối tác động. Nitrit khi vào dạ dày, dưới tác động của môi trường dạ dày sẽ kết hợp các a-xít amin trong thực phẩm khác như thịt, tôm, cá, nhất là mắm tôm, để trở thành nitrosamine, chất này có khả năng gây ung thư, nhất là ung thư dạ dày.
Trong khi đó, cà muối vừa đủ thời gian, độ chua thì nitrit giảm xuống rất nhanh, hạn chế nguy hại đến sức khỏe.
Lưu ý: Nếu ăn phải quả cà có vị đắng thì nên bỏ ngay vì cà có vị đắng tức là nó chứa độc dược, mức độ độc tố nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ đắng của cà đó.
Những người không nên ăn cà muối
Người ốm
Người xưa thường có câu “1 trái cà bằng 3 chén thuốc”. Ý nói cà rất độc. Do đó, những người đang bị ốm nếu ăn cà vào sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi, khó chịu, khiến bệnh nặng thêm.
Phụ nữ mang thai
Món cà pháo muối chua, thơm giòn luôn hấp dẫn các bà bầu ốm nghén. Tuy nó có thể làm bạn “đã” cơn ốm nghén nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của tử cung, không tốt cho em bé.
Ngoài ra, những phụ nữ khác cũng không nên ăn quá nhiều cà pháo, để giảm sự tác động đến tử cung, vì cà pháo chứa chất độc và có tính hàn.
Người mới ốm dậy
Tính hàn trong cà pháo sẽ khiến cho sức khỏe của bạn gặp nhiều bất lợi. Không những không thể giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe mà nó còn khiến bạn mệt mỏi.
Không nên ăn cà muối xổi, dưa muối chưa chín hay ăn cà muối với mắm tôm, sẽ tạo điều kiện thuận lời để sản sinh ra độc tố nitrosamine, tăng cao nguy cơ ung thư dạ dày.
Người mắc bệnh tiêu hóa
Những người có hệ tiêu hóa không tốt, mắc các bệnh như xơ gan cổ trướng, viêm loét dạ dày không nên ăn nhiều cà muối. Người già, phụ nữ mang thai hay trẻ em cũng cần hạn chế ăn.
Bí quyết muối cà ngon, giảm độc tố
Chọn quả cà vừa phải, không quá già hoặc quá non, bỏ núm, phơi nắng trong vòng 3-4 tiếng cho héo bớt. Sau đó ngâm muối loãng trong vòng 30 phút để loại bỏ hết các chất độc rồi vớt cà, để ráo nước.
Vại dùng để muối cà phải vệ sinh sạch sẽ, tráng qua nước muối đun sôi để nguội. Rải một lớp cà xuống đáy vại rồi rắc muối, giềng, tỏi lên trên.
Dùng vỉ hoặc vật nặng nén cà, ấn chặt, đậy kín nắp. Sau 2-3 ngày cà đủ độ chín, vị chua mới mang ra sử dụng. Tránh ăn cà còn quá xanh để giảm độc tố có trong cà.
Theo M.H/Báo Gia Đình & Xã Hội
Nguồn: zing
Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…
Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…
Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…
Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…
Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…
Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…