Categories: Dinh dưỡng

Cách đọc hiểu thông tin nhãn mác sản phẩm đóng gói

Bạn đã biết cách đọc nhãn mác của thực phẩm đóng gói? Đây là cách để bạn biết được các thông tin dinh dưỡng trong các sản phẩm đóng gói để hạn chế tiêu thụ quá nhiều về một thành phần nào đó, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, đái tháo đường…

Bà Sonali Saxena – Chuyên gia dinh dưỡng cao cấp Fortis La Femme, New Delhi (Ấn Độ) hướng dẫn cách đọc nhãn mác và hiểu các chỉ số dinh dưỡng.

Phần ăn (Serving size)

Đây là phần quy định một suất ăn có chứa số lượng calo nhất định. Cách tính calo theo phần ăn là để giúp người sử dụng biết lượng calo khi tiêu thụ, đặc biệt là calo từ mỡ. Nếu bạn ăn nhiều hơn tổng thể calo quy định, bạn có thể bị béo phì hoặc các vấn đề khác.

Chất béo (Fat)

Chất béo là thành phần không thể thiếu trong các loại thực phẩm đóng hộp. Bạn cần chú ý đến số lượng của các loại chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đa, chất béo bão hòa đơn và chất béo chuyển hóa. Nên sử dụng thực phẩm có chứa ít chất béo và chất béo chuyển hóa. Nên nhớ, trên bao bì có ghi “fat-free” (không có chứa chất béo) không có nghĩa là không có calo (calorie-free) mà thực tế rất nhiều thực phẩm có ghi ký hiệu này đã được bổ sung thêm đường.

Bạn nên kiểm tra lượng chất béo trong các sản phẩm đóng gói

Protein

Lượng protein khuyến cáo hàng ngày là 0,8gr protein/kg trọng lượng cơ thể. Do đó cẩn thận kiểm tra hàm lượng protein có trong thực phẩm đóng gói trước khi ăn, uống để tránh dùng quá nhiều protein có thể làm trầm trọng thêm bệnh thận mạn tính. Đặc biệt khi bạn bị suy thận, hãy kiểm tra lượng protein cần thiết của bạn hàng ngày. 

Chất điện phân

Đây là các chất điện giải như kali, phospho, natri. Nếu bạn bị suy thận, bạn cũng nên xem xét kỹ. Tùy theo người bệnh được đề nghị ăn theo chế độ lượng kali thấp hay không có kali, hoặc kali cao. Thực phẩm đóng gói có chứa ít hơn 100mg kali thuộc danh mục kali thấp, cao hơn 300mg thuộc danh mục kali cao. Nếu hàm lượng phospho trong bất kỳ thực phẩm nào ít hơn 50mg được coi là thực phẩm phospho thấp, cao hơn 150mg được gọi là lượng phospho cao. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe để bạn lựa chọn sản phẩm có chất điện phân phù hợp.

Hãy tạo thói quen đọc kỹ nhãn mác ghi thành phần dinh dưỡng trước khi lựa chọn bất kỳ thực phẩm đóng gói nào, đó là cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho sức khỏe.

Ngọc Hoa H+ (Theo Thehealthsite)

Nguồn: Health+

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

11 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

11 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago