Bệnh quai bị là một trong những bệnh lây truyền, có khả năng nhiễm bệnh ở bất kì lứa tuổi nào. Nếu không biết cách điều trị và phòng tránh bệnh rất dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Bệnh quai bị là một bệnh lây truyền, gây ra bởi vi rút quai bị có tên Mumps virus, thuộc giống Rubulavirus, họ Paramyxoviridae. Vi rút có thể tồn tại khá lâu ở môi trường ngoài cơ thể từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 – 20oC, khoảng 1-2 năm ở nhiệt độ âm sâu (- 25 tới -70oC). Đồng thời, chúng bị diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 56oC, hoặc dưới tác động của tia tử ngoại, ánh sáng mặt trời và những hóa chất khử khuẩn chứa clo hoạt và các chất khử khuẩn bệnh viện thường dùng.
Bệnh có khả năng gây nhiễm ở bất kì lứa tuổi nào, trong đó trẻ em trong độ tuổi 5-8 tuổi là lứa tuổi dễ bị nhiễm bệnh nhất. Bệnh quai bị gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó nặng nhất là có thể gây vô sinh.Cách phòng tránh bệnh quai bị
Biện pháp dự phòng có hiệu quả nhất để phòng bệnh quai bị là tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị, bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng bệnh quai bị, để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời.
Trường hợp những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị thì cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh quai bị. Lưu ý cần tiêm vắc xin phòng quai bị không quá 72h sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị.
Thực hiện vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc họng bằng dung dịch khử khuẩn hoặc nước muối loãng, đặc biệt chú ý cho nhóm trẻ em nhỏ tuổi. Thực hiện vệ sinh môi trường sống, làm thông thoáng nhà ở, tận dụng ánh sáng mặt trời. Có thể tiến hành khử khuẩn không khí nhà ở, buồng bệnh bằng đèn cực tím hoặc phun ULV, xông hơi nóng formalin cho những không gian kín.Cách điều trị bệnh quai bị
– Phát hiện sớm bệnh nhân tại cộng đồng, tổ chức cách ly và điều trị kịp thời. Có thể cách ly điều trị tại nhà, điều trị theo chỉ dẫn của y tế cơ sở đối với các trường hợp bệnh nhẹ.
– Không cho bệnh nhân tới trường học, nơi làm việc hay những nơi công cộng trong vòng 7 – 9 ngày kể từ khi phát bệnh. Bệnh nhân cần được hạn chế tiếp xúc, thường xuyên đeo khẩu trang, cần nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động.
Người bệnh quai bị cần được cách ly trong ít nhất 1 tần. Ảnh minh họa.
– Giảm đau tại chỗ bằng cách đáp ấm vùng má bị sưng. Chất thải mũi họng và đồ dùng cá nhân, dụng cụ y tế có liên quan phải được khử khuẩn bằng dung dịch cloramin 2% hoặc các chất khử khuẩn khác tại bệnh viện.
– Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng. Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt.
– Chú ý vệ sinh, tẩy uế các chất dịch tiết của người bệnh. Một điều khác nữa là không bôi hoặc đắp những thứ thuốc dân gian như vôi, trầu nhai… ở tuyến mang tai để tránh tình trạng nhiễm độc.
– Quản lý người lành mang mầm bệnh, người tiếp xúc bằng cách lập danh sách, theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện những trường hợp bệnh mới, hạn chế việc tiếp xúc đông người. Thời gian theo dõi và quản lý khoảng 2 tuần, có thể kéo dài 21 ngày.
– Người bệnh sốt cần hạ nhiệt cho người bệnh bằng khăn ấm không nên sử dụng khăn lạnh để lau người. Có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt, giảm đau cần tham khảo ý kiến thấy thuốc trước khi sư dụng.
Lưu ý: Không chỉ định dùng kháng sinh cho mọi thể bệnh quai bị, trừ trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn. Có thể tiến hành tiêm vắc xin quai bị cho những người sống tại ổ dịch, đặc biệt là trẻ em và người vị thành niên.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…