Tim mạch

Cách đánh giá xác định một bệnh nhân có tăng huyết áp

Để đánh giá chính xác một bệnh nhân có tăng huyết áp không đơn giản như một số người vẫn tưởng. Đó là một vấn đề nghiêm túc cần phải tuân theo các bước sau:

Đầu tiên là xác định xem có tăng huyết không. Muốn vậy phải đo hai kỳ, mỗi kỳ ba như các phần đã nêu trên.

Nhờ cách đo này ta loại trừ được rất nhiều bệnh nhân mà đo hụyết áp lần đầu thấy tăng sau đó lại thấy huyết áp trở lại bình thường. Nếu như việc đo lần đầu đúng kỹ thụật, đúng phương pháp thì việc tăng cao huyết áp lần đầu phải được ghi nhận và theo dõi thêm trong 6 tháng nữa. Bởi trong số này, có người sẽ trở thành tăng huyết áp bền bỉ.

Khi tăng huyết áp được xác nhận, cần tiến thành thêm các bước sau.

Thông báo cho bệnh nhân

Nhằm mục đích tạo ra mối quan hệ tốt, thân thiện giữa bệnh nhân và thầy thuốc , bệnh nhân tin tưởng, yên tâm điều trị trên cơ sở đã biết rõ bệnh tật của mình, giữa bệnh nhân và thầy thuốc có sự hợp tác điều trị tốt hơn.

Khi giải thích không nên giấu bệnh nhân, phải làm cho bệnh nhân biết rõ hậu quả biến chứng của bệnh, không được xem thường, nhưng cũng không quá lo lắng về nó. Bệnh nhân thấy được lợi ích của việc điều trị đúng, thích hợp.

Đánh giá mức độ bệnh và các yếu tố đe dọa về tim mạch

Sau khi xác định có tăng huyết áp, phải làm các xét nghiệm để phân loại xem tăng huyết áp ở giai đoạn nào. Mức độ nặng nhẹ của bệnh thể ở sự phân loại giai đoạn tăng huyết áp, giai đoạn 1,2,3.

Đánh giá các yếu tố đe dọa của bệnh dựa vào lâm sang: Hỏi khám bệnh và làm các xét nghiệm cần thiết.

Tìm các nguyên nhân của tăng huyết áp mà thể điều trị được. Trên thực tế tăng huyết áp nguyên nhân, tức là tăng huyết áp thứ phát, hiếm chỉ từ 10 – 15%. (Có tác giả chỉ cho là 5%). Nên chú ý tìm nguyên nhân tăng huyết ở người trẻ vì họ hay bị tăng huyết áp thứ phát ở những người cao tuổi.

Cần chú ý khai thác, tìm các nguyên nhân sau:

– Có sử dụng các loại thuốc sau đây không

+ Thuốc phá thai

+ Thuốc chống wem Steroit hoặc không Steroit

+ Cam thảo

+ Carbenoxolone

+ Các thuốc giảm đau.

– Dấu hiệu bệnh thận trước đây hoặc hiện nay

+ Nhiễm trùng đường tiết niệu

+ Chấn thương, đái máu

+ U tủy thượng thận (Đau đầu, xanh tái, bồn chồn lo lắng, những cơn vã mồi hôi)

– Các biểu hiện khác thường của động mạch và thần kinh:

+ Hẹp eo động mạch chủ (không sờ thấy mạch bẹn)

+ Hẹp động mạch thận

+ Hội chứng Cushing

+ U xơ thần kinh

Nếu không tìm thấy nguyên nhân nào cả thì xem như bệnh nhân bị tăng huyết áp tiên phát.

Nếu còn nghi ngờ về một nguyên nhân nào đó thì cần phải khám ở tuyến có chuyên khoa sâu hơn.

Như vậy việc xác định tăng huyết áp, tìm nguyên nhân, đánh giá giai đoạn tăng huyết áp, đánh giá toàn bộ sự đe doạ về tim mạch, tiên lượng bệnh là một quá trình chẩn đoán nhất quán, chặt chẽ, liên tục, đòị hỏi có kiến thức và kinh nghiệm. Phải biết kết hợp hỏi bệnh tỷ mỉ, khám thực tế chu đáo và các xét nghiệm chính xác.

Mục đích của quá trình nói trên là để tìm ra mức độ đúng đắn của các biện pháp điều trị phù hợp với hoàn cảnh của từng bệnh nhân.

Cần tránh làm cho bệnh nhân phải chịu quá nhiều thăm dò không cần thiết, nhưng không được làm sơ sài, hời hợt, nóng vội để bệnh nhân không phải chịu đựng những sai lầm của thầy thuốc.

Bảng tóm tắt những điều cần hỏi về bệnh sử

A. Các yếu tố đe doạ:

– Tiền sử gia đình về bệnh tăng huyết áp và bệnh tim mạch

– Tiền sử gia đình và bản thân về tăng lipid máu, đái đường

– Thói quen hút thuốc

– Béo bệu

– Tính cách cá nhân và môi trường xã hội

B. Các triệu chứng gợi ý tăng huyết áp thứ phát

– Tiền sử gia đình về bệnh thận (thận đa nang)

– Bệnh thận, đái máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, lạm dụng thuốc giảm đau (tăng huyết áp do bệnh nhu mô thận)

– Thuốc tránh thai, cam thảo, Carbenoxolone, thuốc nhỏ mũi (tăng huyết áp do thầy thuốc)

– Những cơn vã mồ hôi, đau đầu, bồn chồn lo lắng (u tuỷ thượng thận)

– Những cơn nhược cơ, co cứng cơ (Cường Aldosteron)

C. Những triệu chứng gây tổn thương cơ quan

– Não và mắt: đau đầu, chóng mặt, thể lực kém, các cơn thiếu máu thoảng qua, khuyết tật về vận động hoặc cảm giác. .

– Tim: hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực, khó thở, phù chân.

– Thận: Khát nước, đái nhiều, đái đêm, đái máu. ,

– Động mạch ngoại biên: lạnh các chi, đau cách hồi.

Bảng thực thể

A. Những dấu hiệu gợi ý tăng huyết áp thứ phát

– Những dấu hiệu đặc trưng của hội chứng Cushing.

– Dấu hiệu về da của u xơ thần kinh (U tuỷ thượng thận)

– Sờ thấy thận to (Thận đa nang)

– Nghe thấy tiếng thổi ở vùng trước xương ức hoặc ngực (hẹp eo động mạch chủ)

– Mạch bẹn yếu hoặc muộn, huyết áp chân giảm (hẹp eo động mạch chủ)

B. Những dấu hiệu tổn thương cơ quan

– Não, tiếng thổi trên động mạch cổ, khuyết tật vận động hoặc cảm giác.

– Mắt: Kiểm tra đáy mắt

– Tim: rối loạn nhịp tim, tiếng ngựa phi, tiếng ran ở phổi, phù.

– Các động mạch ngoại biên

Không co, giản hoặc mất đối xứng của các mạch, đầu chi lạnh, tổn thương do thiếu máu cục bộ.

Yhocvn.net

Bác sĩ

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago