Categories: Sức khoẻ

Cách chăm sóc mắt khi bị đái tháo đường

Biến chứng về mắt là một trong những nguy hiểm mà người bệnh đái tháo đường phải đối mặt. Nếu không được kiểm soát và điều trị tốt, người bệnh có thể bị mù vĩnh viễn.

Tiến triển âm thầm

Biến chứng mắt do bệnh đái tháo đường có thể biểu hiện âm thầm, từ nhẹ đến nặng. Ban đầu người bệnh thường thấy mắt đỏ, chảy nước mắt, cộm, vướng, ngứa mắt… Hạn chế hoặc liệt vận động nhãn cầu: Người bệnh nhìn một thành hai (khi hai mắt cùng mở) còn gọi là triệu chứng song thị, có thể kèm theo lệch đầu, vẹo cổ. Mắt không liếc về một phía của cơ bị liệt, có thể kèm theo sụp mi. Mắt bị lác gọi là lác liệt. Đục thể thủy tinh gây nhìn mờ.

Đường máu tăng sẽ phá hủy các mạch máu ở võng mạc và gây ra bệnh võng mạc ĐTĐ, đây là hậu quả về mắt nặng nề nhất do ĐTĐ gây ra. Ở thời kỳ đầu của bệnh, những tổn thương võng mạc chưa làm giảm thị lực nhiều nên người bệnh chưa thể nhận ra. Đó là những tổn thương mạch máu do mạch máu bị dãn ra gọi là phình vi mạch. Lâu ngày, các chất dịch trong máu sẽ dò qua thành mạch gây phù võng mạc và phù hoàng điểm làm cho người bệnh nhìn thấy ám điểm ở giữa vùng nhìn, hình ảnh bị mờ và nhòe đi, thời gian sau sẽ phát sinh các mạch máu mới, gọi là tân mạch, phù, xuất tiết và nặng hơn nữa là xuất huyết võng mạc và có thể dẫn đến xuất huyết dịch kính, bong võng mạc, dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, tân mạch có thể phát sinh ở phần phía trước nhãn cầu (mống mắt và góc tiền phòng) gây tăng nhãn áp làm đau nhức và mù nhanh.

Điều nguy hiểm là quá trình này lại tiến triển âm thầm, mặc dù đã có tổn thương sớm ở võng mạc và thủy tinh thể nhưng đa số người bệnh đái tháo đường không thấy có rõ triệu chứng bất thường về mắt cho đến khi đột nhiên bị giảm hoặc mất thị lực. Khi đó khả năng phục hồi của mắt rất kém, người bệnh có thể bị mù vĩnh viễn.

Dấu hiệu cần khám ngay

Bệnh nhân đái tháo đường cần đặc biệt chú ý chăm sóc đôi mắt của mình, đừng chờ đợi mắt mờ mới đi khám mắt mà hãy khám mắt ngay khi biết mình bị bệnh đái tháo đường để phát hiện và điều trị bệnh sớm, tránh mù loà.

Để phòng ngừa biến chứng trên mắt, bênh nhân ĐTĐ cần tuân thủ những nguyên tắc sau: Duy trì đường huyết và kiểm soát huyết áp ổn định theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, bỏ thuốc lá. Cần đi khám mắt tại các cơ sở y tế chuyên khoa định kỳ, ít nhất là 1 lần/năm để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các biến chứng về mắt. Đặc biệt, cần đi khám mắt ngay khi có thấy một trong các dấu hiệu: Nhìn mờ, khó đọc sánh báo, nhìn đôi, đau một hoặc cả hai bên mắt, mắt đỏ hoặc căng tức, nhìn có hình ảnh ruồi bay,…

BS. Thanh Bình

Nguồn: SKĐS

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

2 days ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

4 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

5 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

6 days ago