Đã từ lâu, mỳ gói, hay chúng ta vẫn hay gọi với cái tên dân dã và vô cùng đáng yêu: Mỳ tôm đã trở thành món ăn quá đỗi quen thuộc của nhiều người trẻ, đặc biệt là những người thười xuyên phải làm việc đêm khuya, hoặc không có thời gian cho những bữa ăn tự nấu.
Sở hữu toàn bộ những ưu thể vượt trội của một món ăn nhanh phù hợp với người dùng trẻ: Nhanh, gọn, nhẹ nhàng, dễ ăn, ăn mùa nào cũng được… mỳ tôm đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mọi thực đơn đồ ăn ngoài các quán xa, và thậm chí là các phòng máy chơi game.
Thế nhưng tiện lợi là một chuyện, bổ dưỡng lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Và có thể khẳng định rằng, món mỳ gói chần nước sôi ngoài các hàng quán không thể nào xứng đáng được liệt vào danh sách những món ăn bổ dưỡng dành cho người Việt trẻ.
“Nóng người, dễ mụn” là một trong những lý do nhiều người trẻ quay lưng lại với món ăn “dân dã” bậc nhất: Mỳ gói. Tuy dễ ăn, đôi khi rất thơm ngon nếu cơn đói đang dồn dập, đem lạ hiệu quả “chữa cháy” tốt, thế nhưng những hệ quả về sau ảnh hưởng đến sức khỏe do những chất có trong mỳ ăn liền lại cực kỳ đáng gờm. Chính vì thế lựa chọn thay đổi cách ăn uống, từ những đồ ăn nhanh về những bữa ăn đủ chất cùng những người thân trong gia đình.
Tuy nhiên mới đây, theo báo cáo của một số bác sĩ đầu ngành tại Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được ảnh hưởng khi chế biến đúng cách. Và dưới đây là những cách để mỳ gói trở thành món ăn phù hợp và có lợi phần nào cho sức khỏe của mỗi người, khi so sánh với cách chế biến “5 phút” thông thường mà những gói mỳ thường khuyến cáo trên vỏ hộp:
Vứt bỏ gói gia vị trong gói mỳ
Được biết, mỳ ăn liền vốn được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều dầu mỡ gây béo dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tim mạch dù đã có những nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều thực phẩm này có nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Trước những chất béo không tốt cho cơ thể này, các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên: người dùng nên vứt bỏ gói dầu gia vị thường có trong mỳ ăn liền.
Thêm rau xanh và những thực phẩm tươi khác
Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mỳ ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa.
“Mỗi vắt mỳ nên thêm khoảng 150 gr rau xanh như cải ngọt, xúp lơ, cải xanh, giá đỗ… Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mỳ gây ra”, một chuyên gia cho biết.
Ngoài ra, để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mỳ nên bổ sung từ 25-30 gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm…
Tuyệt đối không ăn “mỳ úp”
Việc chế biến mỳ ăn liền cũng được các bác sĩ đặc biệt nhấn mạnh. Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho vắt mỳ vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, các chuyên gia khuyên rằng, nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mỳ đã chín sơ vào chế biến. Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mỳ.
Nguồn: GenK
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…