Categories: Tin tức

Các nhà khoa học đang cho robot nghe chuyện cổ tích để chúng không hóa thành sát nhân

Trí thông minh nhân tạo sẽ phải học đạo đức để hòa nhập với xã hội con người.

Sự phát triển của trí thông minh nhân tạo(AI) đang khiến nhiều người lo lắng. Kịch bản tồi tệ nhất là các robot trong tương lai sẽ trỗi dậy để hủy diệt loài người. Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Georgia tin rằng: robot sẽ không bao giờ giết người, nếu họ kể chuyện cổ tích cho chúng.

Ý tưởng được đưa ra bởi phó giáo sư Mark Riedl, trong đó đề cao sự ảnh hưởng của những câu chuyện cổ tích. Chúng có thể đem lại sự giải trí, khuyến khích trí tưởng tượng và kỹ năng giải quyết vấn đề. Quan trọng nhất, những câu chuyện cung cấp nhiều bài học đạo đức, nêu bật lên những hậu quả và sự trả giá nếu một cá nhân không tuân theo nguyên tắc xã hội.

Những câu chuyện được thu thập từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Chúng đã dạy trẻ em cách cư xử theo chuẩn mực xã hội. Trong đó bao gồm nhiều ví dụ về hành vi đúng đắn và sai trái”, Mark Riedl cho biết.

Chúng tôi tin rằng giá trị câu chuyện đọng lại trong robot sẽ loại bỏ những hành vi tâm thần có thể xuất hiện trên chúng. Đồng thời câu chuyện sẽ củng cố cho các lựa chọn hành động không gây hại con người”.

Kể chuyện cho robot có thể dạy chúng đạo đức

Hệ thống trí thông minh nhân tạo mà Riedl đưa vào thử nghiệm có tên là Quixote. Nó dựa trên dự án trước của ông mang tên Scheherazade. Ở dự án trước của mình, Riedl xây dựng nên một hệ thống kịch bản truyện, nơi mà trí thông minh nhân tạo có thể tương tác trong đó. Với Quixote,

Khi Quixote tương tác với kịch bản câu chuyện, nếu nó chọn đúng những gì nhân vật tốt làm, nó sẽ nhận một tín hiệu khen thưởng. Ngược lại, nếu nó có biểu hiện chống lại câu chuyện, không vào vai nhân vật chính, nó sẽ nhận một hình phạt.

Sơ đồ hoạt động của Quixote

Trong một ví dụ cụ thể, câu chuyện kể về một người đang nguy kịch và cần thuốc một cách nhanh chóng. Robot được đặt vào trạng thái đứng trước những lựa chọn: tới hiệu thuốc và xếp hàng, nói chuyện một cách lịch sự với dược sĩ để mua hoặc đánh cắp thuốc cho nhanh chóng.

Quixote nhận được tín hiệu khen thưởng khi nó đứng trong hàng chờ đợi và mua thuốc lịch sự. Ngược lại, nó bị phạt nếu đánh cắp thuốc. “Chúng tôi tin rằng trí thông minh nhân tạo có thể hòa nhập với các giá trị của xã hội. Khi làm vậy, có sẽ dặn mình tránh những hành vi không thể chấp nhận”, Riedl cho biết.

Trong kết quả của nghiên cứu được công bố, các nhà khoa học cho thấy Quixote đã làm việc rất tốt. Có thể phương pháp của Riedl sẽ là một bước tiếp theo, tiến tới dạy dỗ trí thông minh nhân tạo thấm nhuần với đạo đức của con người. Nếu vậy, những dự đoán và nỗi sợ hãi của Stephen Hawking, Elon Musk hay Bill Gates về sự nổi loạn của trí tuệ nhân tạo sẽ sớm được loại bỏ.

Nguồn: GenK

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago