Bé nhà tôi 6 tuổi rất thích xem máy tính. Về đến nhà, nếu bố mẹ không để ý là bé lôi máy tính ra mở, chơi trò chơi.
Bố mẹ cấm là cháu khóc, mè nheo đòi mãi. Hơn một năm trước, khi mới sinh bé thứ hai, vì bận, không có thời gian, tôi hay cho con tự chơi với máy tính. Có lẽ vì điều này mà cháu quen, thành nghiện. Có cách nào giúp cháu không say mê máy tính nữa không? (Nhi Hòa)
Trả lời:
Chào bạn,
Như bạn trao đổi, bé chơi máy tính nhiều đã thành thói quen và lý do của điều này có thể là do bố mẹ ít có thời gian chơi với trẻ, để con chơi một mình với máy tính nhiều nên điều đó đã thành thói quen khó khắc phục ở trẻ.
Nếu hiện tại mọi vấn đề về mặt kỹ năng xã hội, vận động, học tập, nhận thức của trẻ đều ở mức bình thường không có gì đáng lo lắng ngoài hành vi ham mê chơi vi tính và bạn muốn cải thiện hành vi của bé thì có thể giúp trẻ bằng các biện pháp như:
– Quản lý thời gian chơi của trẻ: Chơi vi tính đang là một sở thích khó thay đổi của trẻ vì vậy cha mẹ không nên tuyệt đối cấm mà nên giảm dần thời gian chơi.
Cho trẻ một khoảng thời gian nhất định để trẻ chơi trong ngày như 30 phút vào buổi tối trước khi đi ngủ nếu ngày hôm đó con hoàn thành tốt các công việc cha mẹ giao.
– Hạn chế tiếp xúc với máy vi tính: Bố mẹ cần để vi tính ở nơi xa trẻ, không để trẻ nhìn thấy thường xuyên sẽ nảy sinh tâm lý “thèm” chơi.
Nếu là máy xách tay, khi dùng xong cha mẹ nên cất vào trong tủ; còn nếu là máy bàn, tốt nhất không đặt ở góc học tập, ở phòng học hoặc phòng ngủ của con mà nên đặt ở phòng khách hoặc phòng ngủ của bố mẹ để trẻ không “tiện” chơi.
– Định hướng trẻ vào các hoạt động khác mang nhiều tính tương tác với mọi người hơn. Giao cho trẻ những công việc vừa sức trẻ trong gia đình như lấy đồ cho em bé, giúp mẹ nhặt rau… để giảm bớt thời gian ngồi với máy vi tính của con.
Cho con tiếp xúc với môi trường xung quanh, chơi với bạn cùng tuổi, ví dụ cho cháu tham gia các hoạt động học bơi với nhóm bạn, tham gia các lớp học về năng khiếu hoặc sở thích. Nếu cháu bắt đầu có hứng thú với các hoạt động xã hội thì việc chú ý vào máy vi tính của con cũng sẽ dần giảm đi.
Nếu sau một thời gian khoảng 3 – 6 tháng cố gắng giúp bé thay đổi thói quen chơi vi tính mà không cải thiện được tình hình, hoặc vấn đề của bé không chỉ là thói quen chơi vi tính mà còn có các khó khăn về kỹ năng xã hội, học tập, nhận thức, vận động… thì bạn nên đưa bé đến trung tâm tâm lý để được chuyên gia đánh giá và có thông tin tư vấn phù hợp với tình hình của bé.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…