Với mức giá hơn 13 triệu đồng cho nửa cân, cà phê chồn Kopi Luwak Indonesia, là một trong số loại cà phê có giá cao nhất thế giới. Loại cà phê này có hương vị cực kỳ độc đáo do hạt cà phê được lên men trong đường tiêu hóa của chồn. Những chú chồn sau khi ăn quả cà phê chín sẽ tiêu hóa phần cùi, phần hạt không tiêu hóa được sẽ được thải ra ngoài. Những hạt cà phê sau khi được đi qua đường tiêu hóa của chồn sẽ được rửa sạch để chế biến thành loại cà phê tuyệt hảo.
Nhà sinh vật học Camille Delebecque và nhà hương vị hóa học Sophie Deterre đã dành nhiều năm nghiên cứu nhằm tạo ra hương vị cà phê chồn nhân tạo. Nhờ những nỗ lực của họ, chúng ta sẽ được thưởng thức cà phê chồn giá rẻ và không còn chịu tiếng uống cà phê làm từ chất thải động vật.
Delebecque và Deterre đã cùng nhau tạo ra hãng khởi nghiệp Afineur ở New York vào năm 2014. Họ tiến hành một phương thức tổng hợp môi sinh, một quá trình thử và sai được kiểm soát chặt chẽ để tạo ra cà phê với hương vị ngon bằng hoặc thậm chí là hơn cà phê chồn. Không giống như chồn, “chúng tôi kiểm soát chặt chẽ những vi khuẩn trong loại cà phê mới”. Delebecque nói.
Afineur truyền vi khuẩn và nấm vào hai loại hạt cà phê tới từ Colombia và Tanzania. Những vi khuẩn này sẽ ăn mòn bề mặt của các hạt cà phê và thay đổi hương vị của chúng. Quá trình rang hạt cà phê sẽ tiêu diệt vi khuẩn nên người dùng không phải lo lắng về độ an toàn.
Delebecque còn chia sẻ rằng họ đã xác định được những loại vi khuẩn cụ thể để tạo ra hạt cà phê theo những mục đích mà họ muốn. Một số vi khuẩn sẽ khiến cà phê trở nên đắng hơn hoặc se hơn sau khi rang. Trong khi một số khác lại làm giảm protein và thậm chí cà caffeine để tạo ra một loại cà phê với nồng độ caffeine thấp. Do điều chỉnh của Afineur nên cà phê Tanzania cấy vi khuẩn có hương vị khác với Kopi Luwak. Theo Delebecque, cà phê do cô chế biến có hàm lượng axit tương đối thấp, tốt cho dạ dày hơn. Ngoài ra, sản xuất cà phê chồn theo cách này không cần phải nuôi nhốt chồn và ép chúng ăn hạt cà phê.
Delebecque và Deterre là hai nhân viên toàn thời gian duy nhất của Afineur. Họ gặp nhau tại mộ trường trung học ở ngoại ô Paris. Cặp đôi này đã quyên được 60.000 USD thông qua trang web hỗ trợ các hãng khởi nghiệp IndieBio. Số vốn này giúp họ thành lập công ty và tiến hành những nghiên cứu đầu tiên. Trong năm 2015, doanh thu hạt cà phê tại một số cửa hàng bán lẻ và trên Kickstater của Afineur rơi vào khoảng 100.000 USD. Giá nửa cân cà phê chồn nhân tạo do Afineur sản xuất chỉ ở mức 1,5 triệu đồng, rẻ hơn gần 10 lần so với cà phê chồn xịn.
Delebecque chia sẻ anh và Deterre đang nghiên cứu những cách lên men mới. Hiện tại họ đã cho phép các cửa hàng trên toàn thế giới đặt hạt cà phê đã lên men và đàm phán để đưa cà phê Afineur vào cửa hàng Whole Foods và các nhà hàng cao cấp ở khu vực New York. Delebecque không quan tâm về giới hạn khách hàng của hãng. “Người tiêu dùng luôn tìm kiếm những hương vị độc đáo. Quá trình lên men tạo ra những yếu tố hoàn toàn mới”.
Tham khảo Bloomberg
Nguồn: GenK
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…