Categories: Tin tức

Ca mổ căng thẳng cắt khối u ung thư khổng lồ cho cụ ông 84 tuổi

Cụ Nguyễn Văn Yết (Mỹ Lộc, Nam Định) mong muốn được bác sĩ mổ giải thoát khối u khủng ở bụng bất chấp nguy cơ chết trên bàn mổ.

Ngày 20/12, tiến sĩ Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Tân Triều, Bệnh viện K (Hà Nội) cho biết, bệnh nhân vào viện với khối u rất to, cứng như đá, không thể nằm hay ngồi được. Kết quả sinh thiết cho thấy cụ bị ung thư tổ chức liên kết mỡ. Khối u nằm ở vị trí sau phúc mạc, chiếm toàn bộ ổ bụng, ôm cả động mạch chủ bụng, niệu quản, thận trái và các mạch máu của cột sống.

Khối u khủng chiếm toàn bộ ổ bụng bệnh nhân. Ảnh: N.P.

Bác sĩ khám, hội chẩn với các chuyên khoa hô hấp, tim mạch, gây mê hồi sức để xem bệnh nhân có đủ điều kiện thực hiện ca mổ. Các bác sĩ đều thống nhất khả năng mổ được nhưng nguy cơ rất cao cho bệnh nhân. Mọi công tác chuẩn bị cho ca mổ được thực hiện kỹ, kiểm soát các chỉ số trong ca mổ…

Kíp phẫu thuật gồm các chuyên gia đầu ngành: tiến sĩ Nguyễn Đại Bình Phó giám đốc Bệnh viện, tiến sĩ Phạm Văn Bình, thạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ gây mê hồi sức, tiến sĩ Nguyễn Thế Trí… “Không mổ thì bệnh nhân đau, khó chịu, chèn ép gây khó thở, có thể tử vong; mổ thì nguy cơ rất cao. Bệnh nhân tuổi cao, bệnh nặng, chúng tôi rất lo liệu mổ bệnh nhân có tỉnh, có bị biến chứng tim mạch, phổi…, thậm chí có thể chết trên bàn mổ”, tiến sĩ Bình nói.

Cụ Yết có thể xuất viện sau một vài ngày tới. Ảnh: N.P. 

Cuộc mổ kéo dài gần 5 tiếng, phẫu thuật viên giống như đi trên dây rất căng thẳng. Các bác sĩ bị sức ép rất lớn, vì không mổ có khi cụ còn sống thêm được vài tháng, trong khi người nhà quyết tâm phẫu thuật.

Khối u nặng khoảng 10 kg, đường kính 45 cm, các phẫu thuật phải phẫu tích rất tỉ mỉ, vừa mổ vừa cầm máu. Khối u được cắt toàn bộ, bảo toàn thận và niệu quản bên trái,kiểm soát mạch máu lớn xâm lấn. Bệnh nhân được truyền đến 12 đơn vị máu, gần bằng lượng máu của cơ thể một người trưởng thành.

Tiến sĩ Bình chia sẻ, rất lâu các bác mới gặp ca mổ khối u khó như vậy. Sau mổ hai ngày bệnh nhân tỉnh táo, hiện là ngày thứ 6 diễn biến sức khỏe thuận lợi. Dự kiến vài ngày nữa bệnh nhân có thể xuất viện.

“Tôi không biết nói gì hơn ngoài cảm ơn bác sĩ, chỉ sau 3 tháng mà khối u đã to như thế, tôi thực sự như trút được gánh nặng”, ông Yết chia sẻ.

Điều trị ung thư thường kết hợp rất nhiều phương pháp: hóa chất, tia xạ, phẫu thuật và các phương pháp khác tùy theo giai đoạn bệnh và loại ung thư. Với trường hợp bệnh nhân trên phẫu thuật là phương pháp cơ bản nhất.

Nam Phương

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago